Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp, vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự. Vậy Quy trình cắt giảm lao động? Các bước cắt giảm nhân sự như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Trường hợp nào doanh nghiệp được cắt giảm nhân sự?
- 2 2. Quy trình cắt giảm nhân sự? Các bước cắt giảm nhân sự?
- 2.1 2.1. Cắt giảm nhân sự do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc doanh nghiệp di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh.
- 2.2 2.2. Doanh nghiệp cắt giảm vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ, gặp lý do kinh tế; bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:
- 3 3. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động:
- 4 4. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động:
1. Trường hợp nào doanh nghiệp được cắt giảm nhân sự?
Cắt giảm nhân sự được hiểu là tình trạng doanh nghiệp thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với cơ số bộ phận nhân sự vì những lý do nhất định. Thông thường, cơ sở để doanh nghiệp cắt giảm nhân sự là do các nguyên nhân như thiên tai, địch họa, các lý do kinh tế, doanh nghiệp có sự thay đổi,…
Căn cứ theo
– Nguyên nhân do điều kiện khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc doanh nghiệp di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh.
– Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc gặp lý do kinh tế:
+ Lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ được hiểu là phía bên người sử dụng lao động có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức của mình, cụ thể như khi hợp nhất hai phòng ban thành một để cắt giảm chi phí nhân sự thì sẽ có những người lao động có nguy cơ mất việc.
Hoặc trường hợp có sự thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm: như doanh nghiệp chuyển sang sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm khác mà có những người lao động mà khả năng làm việc hoặc trình độ chuyên môn của họ không đáp ứng được.
Hay trường hợp doanh nghiệp thay đổi công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất kinh doanh gắn với ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khi đó máy móc tự động hóa phát triển sẽ cắt giảm chi phí nhân sự.
+ Lý do kinh tế được hiểu là sự khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế hoặc thực hiện các Chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
– Doanh nghiệp bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
2. Quy trình cắt giảm nhân sự? Các bước cắt giảm nhân sự?
2.1. Cắt giảm nhân sự do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc doanh nghiệp di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 quy định khi thuộc trường hợp này, người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Tuy nhiên phải đảm bảo khoảng thời gian báo trước cho người lao động, cụ thể là:
– Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: báo trước ít nhất là 45 ngày.
– Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: báo trước ít nhất 30 ngày.
– Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng: báo trước ít nhất 03 ngày.
Khi nằm trong tình trạng này, doanh nghiệp phải tiến hành các bước như sau:
Bước 1: ban hành thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động.
Người sử dụng lao động phải ban hành thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bằng văn bản.
Bước 2: Ban hành
Sau khi ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng, theo đó:
– Người sử dụng lao động và người lao động phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến mọi quyền lợi của nhau trong thời hạn là 14 ngày làm việc. Ngoại trừ các trường hợp dưới đây sẽ được thanh toán kéo dài trong vòng 30 ngày:
+ Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Chấm dứt vì lý do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
– Trong trường hợp doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể hoặc phá sản thì các khoản như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán.
2.2. Doanh nghiệp cắt giảm vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ, gặp lý do kinh tế; bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:
Bước 1: Thực hiện xây dựng phương án sử dụng lao động:
Theo khoản 1 Điều 43 Bộ luật lao động 2019 quy định khi thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động bắt buộc phải tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động.
Nội dung của phương án sử dụng lao động phải có các nội dung sau:
– Thông tin về số lượng, danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian.
– Thông tin số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu.
– Thông tin số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.
– Trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động thì quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động cũng như các bên liên quan sẽ như thế nào.
– Các biện pháp cũng như nguồn tài chính để bảo đảm thực hiện phương án như thế nào.
Lưu ý: đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì việc xây dựng phương án sử dụng lao động này sẽ phải thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Và trong thời hạn là 15 ngày kể từ ngày phương án sử dụng lao động được thông qua thì doanh nghiệp phải tiến hành thông báo cho người lao động được biết.
Bước 2: Tiến hành thực hiện theo phương án sử dụng lao động.
Bước 3: Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Người lao động được trả lương, trợ cấp mất việc, cùng các khoản tiền khác liên quan đến quyền lợi của người lao động.
3. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động:
CÔNG TY ……….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ……… | …….., ngày ….. tháng …. năm …… |
THÔNG BÁO
Về việc chấm dứt hợp đồng lao động
Kính gửi: Ông/bà …………
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;
Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày ….. tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ……………với ông/bà ……………(sau đây gọi là “Người lao động”),
Công ty xin thông báo nội dung như sau:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:……………
Chức vụ: ……………
2. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……
3. Lý do: …………
Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng …………… tiếp nhận công việc.
Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.
Trân trọng!
Nơi nhận: – Ông/bà: …………(thực hiện); – Phòng …………(thực hiện); – Lưu: VT. | Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
4. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động :
…….. ……….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————- ……..ngày…….tháng……năm…… |
QUYẾT ĐỊNH
VV: Chấm dứt hợp đồng lao động
————–
GIÁM ĐỐC ……..
– Căn cứ Bộ Luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 45/2019/QH14;
– Căn cứ Hợp đồng lao động số ……..;
– Căn cứ Quyết định ……..;
– Căn cứ Quyết định xử lý vi phạm/bản án số …….. của …….., đối với Ông / bà ……..;
– Theo đề nghị của Phòng Tổ chức & Nhân sự.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay chấm dứt hợp đồng lao động với:
Ông / bà ……..
Chức vụ: …….. | – Phòng / ban: …….. |
Theo hợp đồng lao động ……..
Lý do:
……..
Kể từ ngày: ……..
Điều 2: Lương và các khoản phụ cấp của Ông / bà …….. được chi trả tính đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều 3: Các Trưởng phòng Tổ chức và Nhân sự, Phòng Ban liên quan và Ông / bà …….. căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lưu VP, HS. | GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên)
|
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động năm 2019.
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.