Công chức sẽ bắt buộc phải kiểm định chất lượng đầu vào trước khi được tuyển dụng? Kiểm định chất lượng xong có được cấp giấy chứng nhận không? Quy trình và cách thức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Kiểm định chất lượng đầu vào là một trong những giai đoạn của quá trình tuyển dụng đối với công chức. Đây vừa là cách để lựa chọn được những thí sinh có năng lực trở thành công chức lại vừa góp phần khoa học hóa, minh bạch hóa quy trình tuyển dụng công chức.
Mục lục bài viết
1. Kiểm định chất lượng đầu vào của công chức là gì?
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương có đưa ra những biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ. Trong đó, có nội dung về tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bổi dưỡng và luân chuyển cán bộ:
“ Thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực”.
Theo đó, Luật cán bộ, công chức và luật viên chức sửa đổi năm 2019 có quy định chi tiết về việc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong tuyển dụng công chức, đảm bảo mặt bằng chung về chất lượng công chức trong phạm vi cả nước, sàng lọc được thí sinh có nền tảng kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết đối với vị trí công chức cần tuyển dụng, Bộ nội vụ đề xuất đổi mới nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Phương án đề xuất cụ thể như sau: Nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh dự thi trên các phương diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ của thí sinh, bao quát những lĩnh vực về chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực, quyền, nghĩa vụ của công chức, kiến thức về văn hóa, lịch sử, kỹ năng giao tiếp, đạo đức công vụ…; bảo đảm đánh giá được năng lực nhận thức và năng lực tư duy, năng lực ứng dụng vào thực tiễn của thí sinh.
Kiểm định không chỉ là việc đánh giá kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học của thí sinh như các nội dung tuyển dụng công chức trong giai đoạn vừa qua mà phải đánh giá tổng hợp, toàn diện năng lực của thí sinh dự tuyển (đánh giá được sự hiểu biết nền tảng, cần thiết cho vị trí công chức; hiểu biết về chức trách, nhiệm vụ, khả năng, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm sẵn sàng đảm đương vị trí công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển).
1.1. Lộ trình thực hiện
Lộ trình thực hiện Đề án thực hiện thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đã xác định cần:
Thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực.
Tiếp đó, tại khoản 6, điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và
Theo đó, tại dự thảo Đề án thực hiện thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức Bộ Nội vụ dự kiến thực hiện theo lộ trình như sau:
Từ năm 2021 – 2022: Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức đối với các cơ quan Trung ương; Từ năm 2023: Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong cả nước.
Nếu dự thảo Đề án này được phê duyệt, công chức sẽ bắt đầu thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào từ năm 2021, trước tiên là công chức ở cơ quan Trung ương.
1.2. Phương án kiểm định
Cũng tại dự thảo Đề án này, Bộ Nội vụ đề xuất 2 phương án kiểm định chất lượng đầu vào công chức với 2 phương án.
Phương án 1. Quy trình: Bước 1, các thí sinh đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức nộp đơn đăng ký dự tuyển cho đơn vị kiểm định chất lượng đầu vào (Học viện Hành chính quốc gia); Bước 2, Học viện Hành chính quốc gia tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức và cấp Giấy chứng nhận cho các thí sinh đạt điều kiện.
Giấy chứng nhận này là cơ sở để các cơ quan tuyển dụng công chức thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng. Giấy chứng nhận có giá trị trong 12 tháng kể từ ngày cấp để thí sinh đăng ký tuyển dụng vòng 2.
+ Số lần kiểm định: Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào tập trung ít nhất 2 lần/năm. Các thí sinh không đạt yêu cầu được đăng ký thi lại sau 6 tháng kể từ khi kiểm định không đạt ở lần trước.
+ Địa điểm kiểm định: Kiểm định tập trung ở Hà Nội, TP HCM, TP Huế và TP Buôn Ma Thuột.
Trường hợp không đủ điều kiện kiểm định tại 4 địa điểm trên thì Học viện Hành chính bố trí nhân sự, phần mềm, ngân hàng đề thi để kiểm định tại địa phương.
Phương án 2.
Quy trình:
Bước 1, căn cứ kế hoạch tuyển dụng, sau khi
Bước 2, Học viện Hành chính thực hiện kiểm định; Bước 3, kết quả kiểm định được gửi về Hội đồng tuyển dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại các Bộ, ngành, địa phương để xác định người dự tuyển được thi tiếp vòng 2, đồng thời gửi về Bộ Nội vụ để theo dõi.
+ Số lần kiểm định: Thực hiện theo kế hoạch tuyển dụng của cơ quan tuyển dụng.
+ Địa điểm kiểm định: Tập trung tại Hà Nội, TPHCM, TP Huế và TP Buôn Ma Thuột.
Trường hợp không đủ điều kiện kiểm định tại địa điểm trên thì Học viện Hành chính bố trí nhân sự, phần mềm, ngân hàng đề thi để kiểm định tại địa phương.
Dự thảo Đề án kiểm định chất lượng đầu vào công chức được lấy ý kiến đến hết ngày 28-7-2020.
2. Quy trình kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Theo
Về quy trình, cách thức thực hiện kiểm định, Bộ Nội vụ đưa ra hai phương án và chọn phương án một. Theo đó, phương án này thực hiện theo quy trình hai vòng và ở vòng 1 sẽ theo hai bước.
Bước 1:
Các thí sinh nộp đơn đăng ký dự tuyển cho đơn vị kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Bước 2:
Đơn vị kiểm định chất lượng đầu vào tổ chức kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các thí sinh đạt điều kiện.
Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được cấp giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận này là cơ sở để các cơ quan tuyển dụng công chức thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng và có giá trị sử dụng trong 12 tháng kể từ ngày cấp để thí sinh đăng ký tuyển dụng vòng 2. Giấy chứng nhận có giá trị trong phạm vi cả nước, cho tất cả vị trí tuyển dụng.
Có bốn điểm thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức tập trung là Hà Nội, TP.HCM, Huế và Buôn Ma Thuột.
Trường hợp các thí sinh không có điều kiện kiểm định tại bốn địa điểm trên thì đơn vị kiểm định chất lượng đầu vào bố trí nhân sự, phần mềm, ngân hàng đề thi để thực hiện kiểm định tại địa phương.
3. Nguyên tắc khi thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào
(1) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật.
Các thông tin liên quan tới tuyển dụng (như danh sách người đủ điều kiện, điểm số của các ứng viên, danh sách ứng viên đạt yêu cầu) phải được công bố rộng rãi, rõ ràng đến nhiều đối tượng trong xã hội, tránh việc cố ý thu hẹp phạm vi đối tượng được thông tin nhằm mục tiêu vụ lợi. Khi có yêu cầu cần phải giải đáp rõ ràng các thắc mắc của người ứng tuyển và các đối tượng khác có liên quan.
Đồng thời, mức độ cung cấp thông tin hay xác định người trúng tuyển cũng phải được thực hiện theo các quy định pháp luật, tránh thiên vị giữa các ứng viên. Nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và pháp luật sẽ giúp công tác kiểm định tránh được những hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, hối lộ… và nâng cao chất lượng đầu vào của công chức.
(2) Bảo đảm tính cạnh tranh.
Thể hiện ở việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào năng lực thực sự, kinh nghiệm hoạt động thực tế phù hợp với VTVL của người ứng tuyển; số lượng người đăng ký dự tuyển phải nhiều hơn số lượng chỉ tiêu biên chế được tuyển. Việc tổ chức thi tuyển phải nghiêm túc, phải đánh giá đúng năng lực thực sự của người dự tuyển, bảo đảm cho mọi ứng viên tham gia dự tuyển với điều kiện như nhau có cơ hội như nhau.
(3) Dựa trên các tiêu chí về năng lực đáp ứng yêu cầu VTVL.
KĐCLĐV công chức phải bảo đảm nguyên tắc dựa vào việc để tìm người, phải lựa chọn những người đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của từng VTVL; phải căn cứ vào yêu cầu công việc, VTVL và khung năng lực để xây dựng nội dung thi tuyển. KĐCLĐV công chức không đơn thuần là hoạt động kiểm tra hiểu biết của thí sinh về kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học mà quá trình đánh giá năng lực của thí sinh, là sự tổ hợp các tiêu chí, là một bài thi tổ hợp để lựa chọn các thí sinh có các năng lực cần thiết để được lựa chọn trở thành công chức.
(4) Ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quá trình kiểm định.
Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong KĐCLĐV công chức góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, đơn giản hóa nhiều thủ tục, hồ sơ, giấy tờ trong quá trình đánh giá năng lực thí sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin cho phép đưa ra kết quả đánh giá sớm hoặc ngay sau khi thí sinh hoàn thành bài thi, bảo đảm nguyên tắc công khai, khách quan và minh bạch trong KĐCLĐV công chức.
KĐCLĐV công chức có thể tổ chức theo 3 mô hình: tập trung, phi tập trung và hỗn hợp.
– Mô hình tập trung do một cơ quan đầu mối về nhân sự chủ trì. Cơ quan này có nhiệm vụ phụ trách tất cả các khâu tuyển dụng: đăng thông tin, nhận đăng ký, ra đề, chấm thi, lựa chọn thí sinh cho các đơn vị cấp dưới. Mô hình tập trung có điểm thuận lợi là tuyển được nhiều công chức ở quy mô lớn và đa dạng hóa được chuyên môn của công chức trong một đơn vị làm việc.
– Mô hình phi tập trung chính là tuyển dụng trực tiếp hay tuyển dụng theo vị trí công việc. Cơ quan tuyển dụng hoàn toàn chủ động: khi có nhu cầu, cơ quan sẽ tự đăng thông tin tuyển vị trí đang thiếu và tự quyết định hình thức thi tuyển. Mô hình KĐCLĐV công chức phi tập trung cho phép tuyển theo nhu cầu, song tốn thời gian hơn nếu cần tuyển số lượng đông, chi phí xã hội lớn do các cơ quan tự thực hiện các nội dung về KĐCLĐV.
– Mô hình hỗn hợp là mô hình kết hợp mô hình tập trung và mô hình phi tập trung. Mô hình hỗn hợp được áp dụng theo nhóm công chức: chủ yếu tập trung kiểm định thống nhất cho nhóm công chức trung ương; phân cấp KĐCLĐV công chức địa phương, phụ thuộc và thể chế công vụ của từng quốc gia.
Kiểm định chất lượng đầu vào là một bước trong quy trình tuyển dụng, có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới mô hình tuyển dụng công chức, bởi vì không chỉ là sự sàng lọc để lựa chọn các thí sinh có năng lực cần thiết trở thành công chức mà còn góp phần khoa học hóa, minh bạch hóa quy trình tuyển dụng công chức, tạo ra nguồn thí sinh thực sự có chất lượng để các cơ quan, đơn vị sử dụng thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng.