Điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms là gì? Quy tắc về các điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms 2010?
Hiện nay xu thể toàn cầu hóa đã tạo ra cơ hội rộng lớn cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế toàn cầu mang đến cho thị trường động lực phát triển to lớn và đa dạng, Theo đó việc buôn bán với khối lượng hàng hóa lớn ra thị trường quốc tế tăng lên, bên cạnh đó cũng đòi hỏi sự kĩ lưỡng trong các hợp đồng giao kết mua bán hàng hóa. Incoterms quy tắc chính thức của ICC đối với các điều kiện sử dụng thương mại trong nước và quốc tế được đề ra nhằm thưc đẩy phát triển thương mại quốc tế và phân định các nghĩa vụ cần thực hiện trong hợp đồng của các bên rõ ràng hơn. Vậy Quy tắc về các điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms 2010 cụ thể ra sao? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết.
1. Điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms là gì?
Incoterms là từ viết tắt của International Commercial Term là một bộ cá quy tắc trong thương mại quốc tế. INCOTERMS quy định đến giá cả và trách nhiệm của các bên(bên bán và bên mua) trong hoạt động thương mại quốc tế. INCOTERMS quy định các điều khoản về việc mua bán hàng hóa, trách nhiệm của các bên: giao hàng ở đâu, ai sẽ là người lo thủ tục hải quan, rủi ro và tổn thất trong quá trình vận chuyện, ai sẽ là người mua bảo hiểm hàng hóa…
2. Quy tắc về các điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms 2010
Incoterms® 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng điện tử trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu chuyển hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải. Incoterms® 2010 cập nhật và gom những điều kiện “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống 11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Incoterms® 2010 cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người mua và người bán một cách hoàn toàn bình đẳng.
2.1. Điều kiện Ex Works
2.2. Điều kiện FCA
Theo điều kiện này thì trong các trường hợp địa điểm được đặt tên là cơ sở của người bán, thì người bán có trách nhiệm tải hàng lên xe tải, đây là một sự khác biệt quan trọng so với Ex Works (EXW). Theo đó nngười bán phải:
+ Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.
+ Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho người vận tải mà người mua đã chỉ định.
+ Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người vận tải.
Bên cạnh đó người mua có quyềm và nghĩa vụ phải:
+ Chỉ định người vận tải.
+ Kí hợp đồng vận tải và trả cước vận tải.
+ Chịu rủi ro và tổn thất về hàng từ khi hàng được giao cho người vận tải đã được chỉ định.
2.3. Điều kiện FAS
Bên cạnh đó là nghĩa vụ của người mua đó là:
+ Kịp thời chỉ định tàu chuyên chở và trả cước phí.
+ Chịu mọi tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã giao dọc mạn tàu.
2.4. Điều kiện FOB
2.5. Điều kiện CFR
Bên cạnh đó, theo điều kiện CFR này người mua phải thực hiện:
+ Nhận hàng khi hóa đơn và vận đơn được giao cho mình.
+ Trả tiền chi phí dỡ nếu chi phí chưa nằm trong cước.
+ Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng qua hẳn lan can tàu cở cảng bốc.
2.6. ĐIều kiện CIF
2.7. Điều kiện CPT
2.8. Điều kiện CIP
Dựa theo điều kiện CIP này thì người mua phải thực hiện:
+ Nhận hàng khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên, khi hóa đơn, đơn bảo hiểm và chứng từ vận tải được giao cho mình.
+ Chịu rủi ro và tổn thất khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên.
2.9. Điều kiện DAT
2.10. Điều kiện DAP
2.11. Điều kiện DPP
Điều kiện DPP là viết tắt cụm từ Delivery duty paid – Giao hàng đã trả thuế nghĩa là người bán giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu, bao gồm việc hịu hết các phí tổn và rui ro cho đến khi hàng đến đích, gồm các chi phí thuế và hải quan. Điều khoản này không phân biệt hình thức vận chuyển.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quy tắc về các điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms 2010 và các thông tin pháp lý khác liên quan dựa trên quy định của pháp luật quốc tế.