Bên mua bảo hiểm được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng sẽ không thấp hơn tỷ suất đầu tư tối thiểu được doanh nghiệp bảo hiểm cam kết tại hợp đồng bảo hiểm. Vậy quỹ liên kết chung là gì? Thủ tục thành lập quỹ liên kết chung?
Mục lục bài viết
1. Quỹ liên kết chung là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư
– Ngoài phần phí bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm còn có thể đóng thêm phí bảo hiểm để tham gia vào quỹ liên kết chung.
– Toàn bộ phí bảo hiểm đóng thêm sẽ được đầu tư vào quỹ liên kết chung sau khi trừ đi một Khoản phí ban đầu.
– Giá trị hoàn lại của một hợp đồng bảo hiểm liên kết chung được xác định là giá trị của hợp đồng đó trong quỹ liên kết chung vào ngày hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trừ đi phí hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
2. Thủ tục thành lập quỹ liên kết chung:
Điều 9 Thông tư
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm liên kết chung đầu tiên được giao kết thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm tổng giá trị của quỹ liên kết chung luôn không thấp hơn 50 tỷ đồng.
– Trường hợp phí bảo hiểm phân bổ vào quỹ liên kết chung không đáp ứng được tổng giá trị của quỹ liên kết chung (thấp hơn 50 tỷ đồng) thì doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần quỹ chủ sở hữu để hình thành những tài sản ban đầu của quỹ liên kết chung và được hưởng kết quả đầu tư tương ứng với số tiền mà đã đóng góp vào việc thành lập quỹ liên kết chung. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã đóng góp nếu như việc hoàn lại đó đáp ứng được tổng giá trị của quỹ liên kết chung không thấp hơn 50 tỷ đồng.
– Quỹ liên kết chung được quản lý và sử dụng đầu tư phù hợp với chế độ tài chính áp dụng đối với những doanh nghiệp bảo hiểm.
– Phí bảo hiểm và phí bảo hiểm đóng thêm sau khi trừ đi những khoản phí ban đầu phải được đầu tư phù hợp với các mục tiêu của quỹ liên kết chung trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận được phí bảo hiểm.
3. Quy định báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung:
Căn cứ Điều 105 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải thực hiện kiểm toán độc lập hằng năm đối với báo cáo tài chính năm và phải có ý kiến xác nhận rõ ràng của tổ chức kiểm toán độc lập đối với:
– Báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro;
– Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm;
– Báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung, quỹ liên kết đơn vị, quỹ hưu trí.
Theo đó, hằng năm các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung và báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung phải có ý kiến xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập.
Tổ chức kiểm toán độc lập khi thực hiện xác nhận đối với báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
– Tuân thủ quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập;
– Sử dụng Chuyên gia tính toán khi kiểm toán tỷ lệ an toàn vốn, dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
– Sử dụng chuyên gia về quản trị rủi ro khi kiểm toán quản trị rủi ro và những chuyên gia khác tương ứng với nội dung kiểm toán độc lập;
– Giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp có yêu cầu của Bộ Tài chính;
– Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính khi phát hiện các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có những sai phạm trọng yếu trong các báo cáo được kiểm toán, xác nhận do không tuân thủ đúng pháp luật, có gian lận bảo hiểm, có giao dịch bất thường có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tài chính hoặc quyền lợi của người tham gia bảo hiểm;
– Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải tiến hành thực hiện chế độ báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung vào hằng năm thì các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cũng phải có trách nhiệm công bố trên website của doanh nghiệp về tình hình hoạt động của quỹ liên kết chung.
4. Đặc điểm quỹ liên kết chung:
Quỹ liên kết chung có các đặc điểm sau:
– Khi tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, phí bảo hiểm nộp vào sau khi trừ đi những khoản phí được phép sẽ được chuyển vào một quỹ gọi là quỹ liên kết chung. Những khoản phí được phép bao gồm chi phí ban đầu, chi phí bảo hiểm rủi ro và chi phí quản lý hợp đồng.
– Quỹ liên kết chung được tách riêng khỏi quỹ chủ sở hữu và các quỹ hợp đồng khác của công ty.
– Tài sản của quỹ liên kết chung không phân chia mà xác định chung cho tất cả các hợp đồng bảo hiểm được liên kết.
– Hợp đồng liên kết chung sẽ hưởng lãi dựa trên lãi suất tích lũy được xác định từ lãi suất thực tế được công ty thực hiện công bố hàng tháng dựa trên kết quả đầu tư thực tế của quỹ liên kết chung.
– Các khoản chi phí ban đầu, chi phí bảo hiểm rủi ro và chi phí quản lý hợp đồng sẽ được tính toán và ghi nhận căn cứ theo quy tắc và điều khoản của các sản phẩm liên kết chung được Bộ Tài chính phê duyệt.
5. Mẫu thông tin tóm tắt về tình hình tài chính của quỹ liên kết chung gửi cho bên mua bảo hiểm:
Điều 14 Thông tư số 52/2016/TT-BTC quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc kết thúc năm hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm về kết quả hoạt động của quỹ liên kết chung với các nội dung sau:
– Thông tin tóm tắt về tình hình tài chính của quỹ liên kết chung (mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 52/2016/TT-BTC);
– Tình hình hoạt động của quỹ liên kết chung trong năm (05) năm gần nhất hoặc trong thời gian tồn tại thực tế của quỹ nếu thời gian hoạt động của quỹ chưa đủ năm (05) năm;
– Chi tiết về các quyền lợi đầu tư đã chia và dự kiến sẽ cho bên mua bảo hiểm trong năm báo cáo;
– Xác nhận của công ty kiểm toán độc lập về những thông tin nói trên.
Mẫu thông tin tóm tắt về tình hình tài chính của quỹ liên kết chung gửi cho bên mua bảo hiểm được thực hiện theo phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung.
Doanh nghiệp bảo hiểm | Năm báo cáo: |
I. PHÍ BẢO HIỂM VÀ GIÁ TRỊ QUỸ LIÊN KẾT CHUNG TRONG NĂM
Tổng số phí bảo hiểm nộp trong năm:…
Số phí bảo hiểm phân bổ cho quyền lợi bảo hiểm rủi ro:…
Các Khoản chi phí liên quan:…
Tổng số phí bảo hiểm đầu tư vào quỹ liên kết chung:…
Giá trị quỹ liên kết chung đầu năm:…
Giá trị quỹ liên kết chung cuối năm:…
Tỷ suất đầu tư của quỹ liên kết chung:…
II. BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÁC QUỸ LIÊN KẾT CHUNG
Tài sản | Giá trị đầu năm | Thay đổi trong năm | Giá trị cuối năm |
– Tiền |
|
|
|
– Danh Mục các Khoản đầu tư (liệt kê chi tiết) |
|
|
|
– Các tài sản khác |
|
|
|
Tổng tài sản |
|
|
|
III. BÁO CÁO THU NHẬP VÀ CHI PHÍ CỦA CÁC QUỸ LIÊN KẾT CHUNG
Nội dung | Năm trước | Năm nay | Ghi chú |
Thu nhập: chi tiết thu nhập từ hoạt động đầu tư theo danh Mục phù hợp với quy định |
|
|
|
Tổng thu nhập |
|
|
|
Chi phí: Chi tiết chi phí theo danh Mục phù hợp với quy định |
|
|
|
Tổng chi phí |
|
|
|
Chênh lệch giữa thu nhập và chi phí |
|
|
|
Thu nhập trả cho bên mua bảo hiểm |
|
|
|
Tỷ suất đầu tư thực tế |
|
|
|
Tỷ suất đầu tư thanh toán cho bên mua bảo hiểm |
|
|
|
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 52/2016/TT-BTC về triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung;
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.