Quy hoạch xây dựng vùng là gì? Nguyên tắc và nhiệm vụ xây dựng quy hoạch xây dựng vùng?
Quy hoạch xây dựng vùng là một khái niệm được dung chung chó các loại quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện. Chúng ta thường xuyên nhìn thấy và nghe thấy đến những vấn đề quy hoạch xây dựng trong cuộc sống thường ngày. Lý do, của sự thường xuyên bắt gặp đó là việc Nhà nước ta là một trong những nước sếp trong danh sách các nước đang phát triển. Chính bởi vì vậy mà có sự thay đổi các cơ sở hạ tầng, kết cấu vùng để phù hợp với điều kiện kinh tế và sự phát triển của đất nước. Vậy quy hoạch xây dựng vùng được lập dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệm vụ xây dựng quy hoạch xây dựng vùng được quy định ở đây có nội dung ra sao?
Mặc dù vấn đề quy hoạch xây dựng vùng được nhắc đến rất nhiều và phổ biến, nhưng một điều mà rất nhiều người băn khoăn và để ý tới là việc pháp luật đã có những quy định về nguyên tắc và nhiệm vụ xây dựng quy hoạch xây dựng vùng có nội dung gì?
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi
Mục lục bài viết
1. Quy hoạch xây dựng vùng:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì vấn đề quy định và nêu ra các định nghĩa và khái niệm về quy hoạch xây dựng vùng là điều rất cần thiết để giúp tất cả chúng ta có thể hiểu hết được về những nội dung có liên quan đến vấn đề quy hoạch xây dựng vùng này. Chính vì thế mà dựa trê quy định tại Điều 3 Luật Xây dựng 2014 cũng đã có định nghĩa về quy hoạch xây dựng vùng là: “Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ”.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc quy hoạch xây dựng vùng mà các nhà làm luật nước ta đã lần đầu tiên đưa việc quy định về quy hoạch xây dựng vùng vào trong pháp luật nước ta hiện hành. Và chính xác là việc “quy hoạch xây dựng vùng” chính thức được luật hóa tại Luật Xây dựng năm 2003 với định nghĩa khái niệm quy hoạch xây dựng vùng là: “Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc liên tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ”.
Song do có sự bấp cập trong từ ngữ cũng như quản lý hoạt động quy hoạch xây dựng vùng mà Luật Xâ dựng năm 2003 đã đưa ra trước đó thì đến Luật Xây dựng 2014 các nhà làm luật đã quyết định thay cụm từ “một tỉnh hoặc liên tỉnh” và được điều chỉnh thành cụm từ “một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện” để bổ sung loại hình quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện vào hệ thống quy hoạch xây dựng của hệ thống pháp luật xây dựng của nước ta và được duy trì đến bây giờ.
Đồng thời, để bổ sung và làm rõ hơn các quy định về quy hoạch xây dựng vùng mà
Chính vì vậy mà theo như Luật Quy hoạch, phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện đã và đang được xác định là một trong những nội dung của quy hoạch tỉnh, nội dung này đã được cụ thể hơn trong Nghị định số 37/2019/NĐ-CP. Quy định hướng dẫn chủ yếu hiện nay đang được sử dụng để lập quy hoạch xây dựng vùng là Nghị định 44/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
2. Nguyên tắc và nhiệm vụ xây dựng quy hoạch xây dựng vùng:
Trên thực tế của một đất nước đang phát triển thì vấn đề quy hoạch xây dựng vùng và một trong những quy định được trú trọng rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế và xã hội của đất nước hơn. Chính vì mục đích đó mà trong các quy định tại Nghị định 44/2015/NĐ-CP và Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng có đưa có các vấn đề chung về quy hoạch xây dựng vùng. Mà một trong những vấn đề cần được quan tâm nhất ở đây là việc pháp luật nước ta đã quy định về nguyên tăc lập quy hoạch xây dựng vùng và nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm những nội dung cụ thể:
Thứ nhất, Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng vùng đã được quy định rất cụ thể tại Điều 6 của Nghị định 44/2015/NĐ-CP có nội dung như sau:
“Các vùng liên huyện trong một tỉnh, các vùng huyện được lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng các tỉnh (Sở Quy hoạch – Kiến trúc các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), đáp ứng yêu cầu quản lý, làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù, các quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chung các đô thị thuộc huyện”.
Như vậy việc xây dựng các công trình phải được quy hoạch theo quy định như Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện.. Mục đích của việc quy hoạch này là để thấy được những thiếu sót và những thuận lợi khi xây dụng. Đông thời, việc quy hoạch xây dựng vùng không thể nào không tuân thủ các nguyên tắc mà cơ quan có thẩm quyền đã đê ra về vấn đề lập quy hoạch xây dựng vùng này. Bên cạnh đó thì vấn đề quy hoạch xây dựng khu chức năng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, Quy hoạch đô thị là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia,Quy hoạch nông thôn là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và Căn cứ lập quy hoạch xây dựng theo quy định.
Thứ hai, Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng được quy định cụ thể tại Điều 7, Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định về các yêu cầu về nội dung, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện bao gồm:
– Luận cứ, xác định phạm vi ranh giới vùng; mục tiêu và thời hạn quy hoạch.
– Khái quát vùng lập quy hoạch xây dựng và các dự báo phát triển của các ngành có liên quan.
– Dự báo sơ bộ quy mô dân số, đất đai, tỷ lệ đô thị hóa, tiềm năng, động lực phát triển, theo từng giai đoạn 10 năm, 20 năm; đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật áp dụng.
– Các yêu cầu về thu thập số liệu, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng; yêu cầu về định hướng phát triển không gian, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật vùng liên huyện, vùng huyện; yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược, quản lý quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; yêu cầu đối với việc đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên.
Đối với vùng chức năng đặc thù, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh cần phải xác định rõ các yêu cầu nội dung phù hợp với định hướng chuyên ngành và mục tiêu phát triển.
– Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm, tiến độ và tổ chức thực hiện.
– Những yêu cầu khác liên quan đến đặc điểm riêng của từng vùng.
– Tổng dự toán kinh phí lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện
Thứ ba, thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện không quá 02 tháng.
Theo quy định hiện hành tại Điều 3 Thông tư 12/2016/TT-BXD thì nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm:
Một là, Bản vẽ bao gồm:
– Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng;
– Bản đồ ranh giới và bản đồ địa hình được thể hiện theo tỷ lệ thích hợp, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng vùng.
Hai là, Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng:
– Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch; căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch; cơ sở xác định quy mô, phạm vi và ranh giới vùng lập quy hoạch xây dựng.
– Xác định quan Điểm, Mục tiêu quy hoạch; tính chất, chức năng, vai trò của vùng.
– Yêu cầu cơ bản về nội dung, mức độ Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng vùng lập quy hoạch.
Ba là, Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Qua đó, có thể thấy rằng sự ra đời của Nghị định 44/2015/NĐ-CP đã phần nào đó góp phần vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nguyên tắc quy hoạch xây dựng vùng và nhiệm vụ quy hoạch xây dựng dụng đã được quy định trong Luật xây dựng năm 2014. Quy hoạch xây dựng nói chung và vấn đề quy hoạch xây dựng vùng nói riêng là một trong những vấn đề rất phúc tạp và nó có thể ảnh hưởng đến rất nhiều các yếu tố có liên quan khác dân số, đất đai, tỷ lệ đô thị hóa, tiềm năng, động lực phát triển,… Chính vì vậy, để có thể thực hiện được một quá trình quy hoạch xây dựng vùng đạt được hiệu quả tốt nhất thì các chủ thể khi tham gia vào việc quy hoạch xây dựng vùng này cần phải tuân thủ các nguyên tắc về quy hoạch xây dựng vùng. Không những thế mà cần phải thực hiện những hoạt động như đưa ra các luận cứ; mục tiêu và thời hạn quy hoạch và mức độ ảnh hưởng của việc quy hoạch xây dựng vùng đến cuộc sống thực tế.