Nước là tài nguyên quý giá và quan trọng trong đời sống của con người. Do đó việc lập các quy hoạch tài nguyên nước là vấn đề rất được Nhà nước quan tâm. Vậy quy hoạch tài nguyên nước sẽ được điều chỉnh khi nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy hoạch tài nguyên nước gồm những gì?
- 2 2. Quy hoạch tài nguyên nước sẽ được điều chỉnh khi nào?
- 3 3. Nguyên tắc trong việc lập quy hoạch về tài nguyên nước:
- 4 4. Nội dung của quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh:
- 5 5. Mục tiêu trong việc lập quy hoạch tài nguyên nước:
1. Quy hoạch tài nguyên nước gồm những gì?
Căn cứ Điều 15 Văn bản hợp nhất số 34/VBHN-VPQH 2020 Luật tài nguyên nước quy định quy hoạch tài nguyên nước bao gồm:
– Quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch ngành quốc gia.
– Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia: đây là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, được lập khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước. Theo đó, nội dung quy hoạch phải được căn cứ dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
– Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh: được hiểu là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch vùng. Quy hoạch sẽ được lập cho từng thời kỳ 10 năm, tầm nhìn là từ 20 năm đến 30 năm.
Đối tượng của quy hoạch về tài nguyên nước là nước mặt, nước dưới đất.
Các phương án khai thác hay sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước tổ chức lập nội dung. Việc lập các phương án này sẽ căn cứ vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.
2. Quy hoạch tài nguyên nước sẽ được điều chỉnh khi nào?
Theo quy định tại Điều 22 Văn bản hợp nhất số 34/VBHN-VPQH 2020 Luật tài nguyên nước quy định trường hợp điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước như sau:
Thứ nhất, khi các quy hoạch đã được phê duyệt không tuân thủ nguyên tắc theo quy định sau:
– Bảo đảm dựa trên kết quả của hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
– Bảo đảm phân bổ hài hòa lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, giữa thượng lưu và hạ lưu.
– Bảo đảm tính toàn diện giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Thứ hai, khi có sự điều chỉnh về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước dẫn đến việc làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch đã được phê duyệt.
Thứ ba, có sự biến động về các điều kiện tự nhiên và có sự tác động đến tài nguyên nước.
Thứ tư, bị ảnh hưởng bởi các dự án công trình trọng điểm quốc gia mới được hình thành.
3. Nguyên tắc trong việc lập quy hoạch về tài nguyên nước:
Khi lập quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
– Có sự bảo đảm việc phân bổ hài hòa lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, giữa thượng lưu và hạ lưu.
– Có sự bảo đảm về tính toàn diện giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
– Bảo đảm trên cơ sở kết quả của hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Phải tuân thủ sự thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước khi lập quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia.
4. Nội dung của quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh:
Một trong các nội dung phải có trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, cụ thể là:
– Phân vùng chức năng của nguồn nước.
– Đề xuất các giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
– Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng nước.
– Xác định tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước.
– Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước, thứ tự ưu tiên.
– Phải xác định được nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.
– Đánh giá và dự báo được xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước, nhu cầu sử dụng nước.
– Xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước.
– Tiến hành đánh giá được số lượng, chất lượng của nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
– Xác định được các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.
– Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực sông, nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác.
Từ đó thực hiện đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước.
– Đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh phải xác định được yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
– Nhằm mục đích để bảo đảm chức năng của nguồn nước phải xác định được các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt.
– Đưa ra được các giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
– Xác định được hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước.
– Đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại đã xác định.
– Tiến hành xác định được các khu vực thiệt hại như khu vực bờ sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất, xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất.
– Đánh giá được diễn biến, tình hình cũng như làm rõ được những nguyên nhân và phân vùng tác hại do nước gây ra.
– Đề ra và xác định được những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Bên cạnh đó xác định được những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống cảnh báo, dự báo tác hại do nước gây ra.
– Đề xuất và đưa ra được những giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
– Để nhằm mục đích giảm thiểu tác hại do nước gây ra phải xác định được công trình, biện pháp thi công.
5. Mục tiêu trong việc lập quy hoạch tài nguyên nước:
Thủ tướng ban hành Quyết định số 1622/QĐ-TTg đề ra tầm nhìn, mục tiêu trong việc lập quy hoạch tài nguyên nước như sau:
Thực hiện mục tiêu đến năm 2030, cụ thể là:
– Đảm bảo được nguồn nước góp phần nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt của dân cư :
+ Đối với dân cư đô thị với mức đạt từ 95% – 100%.
+ Đối với dân cư nông thôn: mức đạt 65%.
– 100% lưu vực sông lớn, quan trọng đến năm 2025 phải có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh.
– Kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng nước cơ bản đến 90%.
– Nâng cao hiệu quả, năng lực khai thác, sử dụng nước.
– Vấn đề thất thoát nước trong hệ thống các công trình thủy lợi phải giảm đến tối đa.
– Trong hoạt động cấp nước phải giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống mức 10%.
– Đối với tình trạng gia tăng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước phải bảo vệ, kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa.
– Vào thời điểm mùa khô ở các khu vực như lưu vực sông, các vùng khó tiếp cận nguồn nước, đặc biệt là các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, vùng sâu, vùng xa và các đảo phải khắc phục hiệu quả.
– Các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa phải bảo vệ.
– Những nguồn nước quan trọng bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, ưu tiên các đoạn sông chảy qua khu vực dân cư tập trung, các nguồn nước có vai trò quan trọng cho cấp nước sinh hoạt, các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội theo hướng xã hội hóa phải có chính sách cải thiện, phục hồi nhanh chóng.
– Đối với việc khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải hoàn thành.
– Không được san lấp các ao, hồ, đầm, phá.
– Nâng cao mức đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia lên nhóm các quốc gia đảm bảo an ninh tài nguyên nước hiệu quả trong khu vực Đông Nam Á.
Tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
Trong mọi tình huống, dự báo, điều tiết nước, phòng ngừa lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phải có sự chủ động về nguồn nước.
Nâng chỉ số an ninh nguồn nước quốc gia lên nhóm các quốc gia đảm bảo an ninh nguồn nước hiệu quả trên thế giới.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Văn bản hợp nhất số 34/VBHN-VPQH 2020 Luật tài nguyên nước.
Quyết định số 1622/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.