Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng, phân lô bán nền,... đều phải có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Vậy quy hoạch chi tiết 1/500 được hiểu như thế nào? Ý nghĩa cả bản quy hoạch 1/500 cũng như thời hạn của quy hoạch 1/500 diễn ra như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy hoạch 1/500 là gì?
- 2 2. Dự án nào phải lập quy hoạch 1/500 theo quy định của pháp luật năm 2022?
- 3 3. Ý nghĩa của quy hoạch 1/500:
- 4 4. Phân biệt quy hoạch chi tiết 1/500 với quy hoạch chi tiết 1/2000:
- 5 5. Quy trình để lập bản đồ quy hoạch 1/500 là gì?
- 6 5. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500:
- 7 6. Thời hạn quy hoạch 1/500 là bao lâu?
1. Quy hoạch 1/500 là gì?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 30 Luật quy hoạch đô thị quy định: Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500.
Bản đồ quy hoạch 1/500 được hiểu là sự thể hiện quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị các công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.
Thông thường, bản quy hoạch 1/500 sẽ gắn liền với một dự án đầu tư cụ thể và cũng là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng cho dự án, lập dự án đầu tư xây dựng.
Các chỉ tiêu cần đủ để xây dựng quy hoạch 1/500 bao gồm: dân số, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng tổ chức, kiến trúc hay thiết kế chi tiết cho từng lô đất trong dự án,…
2. Dự án nào phải lập quy hoạch 1/500 theo quy định của pháp luật năm 2022?
Đối với các công trình xây dựng tập trung:
Các công trình xây dựng tập trung gồm các khu vực trong và ngoài đô thị như: Khu đô thị, khu dân cư, khu bảo tồn di sản, khu du lịch, khu du lịch thương mại, giáo dục đào tạo, các khu công nghiệp… Và trước khi lập ra dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải soạn quy hoạch 1/500 dựa trên cơ sở quy hoạch 1/2000 đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trong các trường hợp dự án được đề xuất quy hoạch có quy mô nhỏ hơn 5ha thì theo quay định sẽ không bắt buộc phải lập quy hoạch 1/500. Tuy nhiên, để đảm bảo bản vẽ mặt bằng được thực hiện có hiệu quả, các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật sẽ phải phù hợp với những đặc điểm được quy định trong quy hoạch 1/2000 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trong các dự án quy mô trên 5ha, các nhà đầu tư bắt buộc phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 trên cơ sở quy hoạch 1/2000 đã được cơ quan chức năng phê duyệt.
Đối với công trình xây dựng đơn lẻ:
Các công trình riêng lẻ có quy mô nhỏ 5ha thì sẽ không cần lập và xuất trình quy hoạch chi tiết 1/500 cho cấp trên. Tuy nhiên cần đảm bảo theo quy định bản vẽ mặt bằng, phương án kiến trúc, xây dựng công trình, cơ sở kỹ thuật trong nội dung bản vẽ thiết kế phải phù hợp với quy hoạch chi tiết trong quy hoạch 1/2000 đã được cấp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Các dự án công trình xây dựng có quy mô trên 5ha hoặc các dự án chung cư có tổng diện tích trên 2ha cần tiến hành lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 dựa trên cơ sở quy hoạch 1/2000 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Ý nghĩa của quy hoạch 1/500:
Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 mang tính giá trị pháp lý cao với mục đích nhằm giúp các nhà đầu tư xác định được định hướng đường xá giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị.
Bản đồ nhằm xác định được mốc lộ giới trong việc phân chia từng khu vực, để phát triển cơ sở hạ tầng một cách rõ ràng và chính xác nhất. Bên cạnh đó, bản đồ còn là cơ sở để xác định mục tiêu và hướng để phát triển dự án của chủ đầu tư với quy hoạch dự kiến.
4. Phân biệt quy hoạch chi tiết 1/500 với quy hoạch chi tiết 1/2000:
Quy trình chi tiết 1/500 với quy hoạch chi tiết 1/2000 là hai quy hoạch được sử dụng rất phổ biến thường xuyên hiện nay. Hai bản quy hoạch có những yếu tố phân biệt cụ thể như sau:
* Cơ quan, đơn vị thực hiện:
– Bản đồ quy hoạch 1/2000 do địa phương nơi có dự án, công trình thực hiện
– Bản đồ quy hoạch 1/500 do các đơn vị, công ty bất động sản triển khai và thực hiện
* Mục đích:
– Bản đồ quy hoạch 1/2000 với mục đích là để quản lý đô thị.
– Bản đồ quy hoạch 1/500 là để xác định mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch
* Nội dung:
– Bản đồ quy hoạch 1/2000: lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện
– Bản đồ quy hoạch 1/500 là bản đồ chi tiết từng công trình: về dân số, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc, công trình hạ tầng, thiết kế chi tiết của từng lô đất, đánh giá môi trường…
5. Quy trình để lập bản đồ quy hoạch 1/500 là gì?
Để bản quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan cấp có thẩm quyền thông qua, các đơn vị cần phải thực hiện tuân thủ theo trình tự, quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xét duyệt quy hoạch 1/500
Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 bao gồm đầy đủ các thông tin về quy hoạch chung, vùng, quy hoạch chi tiết kể cả thiết kế đô thị. Khi chủ đầu tư muốn thực hiện dự án được phê duyệt thì phải nộp hồ sơ để xét duyệt. Cụ thể gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp phép lĩnh vực quy hoạch
– Sơ đồ chi tiết vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch
– Dự kiến phạm vi, ranh giới của khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch
– Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư
– Báo cáo chi tiết về vấn đề pháp nhân, năng lực tài chính để triển khai dự án.
Bước 2: Nộp hồ sơ để thẩm định và phê duyệt
– Bản
– Phê duyệt thực hiện dự án, lập bản quy hoạch xây dựng. Dự án có được triển khai hay không phụ thuộc nhiều vào chủ đề này. Do đó, bản quy hoạch tổng thể được phê duyệt khẳng định sự phát triển của các dự án.
– Tài liệu hồ sơ chứa thông tin và tài liệu quy hoạch dự án được cấp quyền xem xét. Hồ sơ có giá trị pháp lý được chuyển đến cơ quan thẩm quyền quyết định.
– Văn bản xác nhận đơn vị đấu thầu xây dựng dự án là chủ đầu tư. Hoặc xác nhận dự án từ cơ quan có thẩm quyền đang còn giá trị hiệu lực.
– Tiến hành thuyết minh thực hiện quy hoạch 1/500 hoặc 1/2000 và bản vẽ khác kèm theo bản vẽ chính của công trình. Thống kê bản vẽ thu nhỏ trên khổ giấy A3, các loại chú thích, phụ lục đi kèm để hình dung cụ thể.
– Bản đồ chi tiết thể hiện địa giới hành chính của dự án, lô đất, công trình chu
ẩn bị thi công.
– Tiếp đến, tiến hành phân chia phạm vi cụ thể triển khai quy hoạch chi tiết 1/500.
– Cuối cùng, bản dự thảo các nhiệm vụ thực hiện đối với quy hoạch chi tiết 1/500 nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500:
Căn cứ tại Điều 31
– Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của mình và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập
– Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 nằm trong thẩm quyền của UBND cấp huyện. Các loại đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch chi tiết xây dựng
6. Thời hạn quy hoạch 1/500 là bao lâu?
Chủ đầu tư dự án sau khi thực hiện các quy hoạch cần được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong khoảng 20 ngày. Và sau đó, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành chỉnh sửa, cập nhật vào quy hoạch chung của khu vực.
Trên thực tế, khi có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư thì chủ đầu tư sẽ tiến hành thực hiện công tác quy hoạch chi tiết 1/500 trong vòng 20 ngày.
Trên đây là toàn bộ quy định cụ thể về bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 trong các dự án đầu tư xây dựng. Hi vọng quý khách hàng sẽ có cái nhìn chi tiết nhất thế nào là quy hoạch 1/500 cũng như ý nghĩa và thời hạn của quy hoạch 1/500 diễn ra như thế nào.