Khi đặt tên giống thủy sản thì phải đặt tên theo đúng các quy định của pháp luật về thủy sản. Vậy quy định xử phạt vi phạm về đặt tên giống thủy sản được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định xử phạt vi phạm về đặt tên giống thủy sản:
Điều 24 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017 quy định về đặt tên giống thủy sản, Điều này quy định về đặt tên giống thủy sản như sau:
– Mỗi một giống thủy sản chỉ được đặt một tên.
– Giống thủy sản không được đặt tên mới trong các trường hợp sau đây:
+ Trùng với tên giống mà đã có;
+ Chỉ bao gồm có các số;
+ Có vi phạm đạo đức xã hội;
+ Dễ gây hiểu nhầm với những đặc trưng, đặc tính của giống thủy sản đó.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mỗi giống thủy sản sẽ chỉ được đặt một tên và giống thủy sản không được đặt tên mới trong các trường hợp nêu trên, cá nhân/tổ chức nào có hành vi vi phạm về đặt tên giống thủy sản thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều 12 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản quy định về xử phạt vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản, Điều này quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản mà không theo quy định, đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản quy định về mức phạt tiền đã được quy định tại Chương II (bao gồm cả Điều xử phạt vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản) được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của những cá nhân, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 40. Trong trường hợp mà các tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân có hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, còn đối với tổ chức có hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân có hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định là buộc phải tiêu hủy nhãn hàng hóa và buộc cải chính tên giống thủy sản trong các tài liệu đã thể hiện tên giống thủy sản.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm về đặt tên giống thủy sản:
Căn cứ Điều 54 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản quy định về Phân định thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực thủy sản, căn cứ Điều này thì những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm về đặt tên giống thủy sản:
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: có thẩm quyền Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: có thẩm quyền Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: có thẩm quyền Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Trưởng Công an cấp huyện: có thẩm quyền Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh: có thẩm quyền Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường: có thẩm quyền Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: có thẩm quyền Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: có thẩm quyền Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Chi cục trưởng Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản: có thẩm quyền Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản: có thẩm quyền Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản: có thẩm quyền Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: có thẩm quyền Phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
– Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: có thẩm quyền Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
3. Quy trình xử phạt vi phạm về đặt tên giống thủy sản:
Quy trình xử phạt vi phạm về đặt tên giống thủy sản được thực hiện như sau:
Bước 1: lập biên bản vi phạm hành chính hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định khi phát hiện ra hành vi vi phạm. Những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định bao gồm:
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Trưởng Công an cấp huyện;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường;
– Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Chi cục trưởng Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan;
– Công chức, viên chức mà đang thi hành công vụ, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.
Bước 2: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định
Những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định đã nêu ở mục trên thực hiện việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định trong thời hạn pháp luật quy định. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định như sau:
– 07 ngày làm việc, thời hạn này không áp dụng đối với trường hợp yêu cầu giải trình hoặc xác minh.
– 10 ngày làm việc, nếu vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt.
– 01 tháng, nếu vụ việc có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan.
– 02 tháng, nếu vụ việc thuộc trường hợp có yêu cầu giải trình hoặc có yêu cầu phải xác minh các tình tiết có liên quan đến hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm về khoảng thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ.
Bước 3: Thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định
Người có hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định đã bị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định thì phải thực hiện quyết định xử phạt đó trong thời hạn được ghi ở quyết định xử phạt hành chính.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.