Giám đốc điều hành mỏ là một trong những vị trí bắt buộc phải được lập nên và điều hành trong suốt quá trình thực hiện khai thác mỏ trực tiếp. Vậy quy định xử phạt vi phạm đối với giám đốc điều hành mỏ được thể hiện với nội dung nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định xử phạt vi phạm đối với giám đốc điều hành mỏ:
- 2 2. Điều kiện để giám đốc điều hành mỏ được điều hành hoạt động bao nhiêu Giấy phép khai thác khoáng sản?
- 3 3. Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành công thương, thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều xử phạt vi phạm đối với giám đốc điều hành mỏ?
1. Quy định xử phạt vi phạm đối với giám đốc điều hành mỏ:
– Theo quy định tại Điều 39 của Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP thì đối với vi phạm liên quan đến giám đốc điều hành mỏ thì sẽ bị xử phạt hành chính với các mức nhất định. Mức phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm của giám đốc điều hành, trừ trường hợp khai thác thu khai thác nước khoáng cụ thể với các mức phạt được trình bày dưới đây:
+ Cá nhân bị áp dụng mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi không tuân thủ việc thông báo bằng văn bản liên quan đến trình độ chuyên môn năng lực của giám đốc điều hành mỏ. Việc thông báo bằng văn bản thể hiện trình độ của cá nhân này phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản;
+ Mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi trong cùng một thời điểm một cá nhân có hai hợp đồng còn hiệu lực và giữ vị trí giám đốc điều hành mỏ trở lên hoặc được bổ nhiệm một người làm giám đốc điều hành mỏ để điều hành hoạt động khai thác tại cùng một thời điểm từ hai giấy phép khai thác khoáng sản trở lên;
– Liên quan đến vi phạm về bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ nhưng không đúng tiêu chuẩn theo đúng quy định thì sẽ bị áp dụng mức phạt như sau:
+ Đối với trường hợp tổ chức khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh và có hành vi vi phạm về việc bổ nhiệm không đúng tiêu chuẩn sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng;
+ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng chính làm mức phạt đối với hành vi khai thác bùn hoặc khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ một số trường hợp được quy định tại điểm a khoản này;
+ Trong trường hợp khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền là từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng từ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
+ Việc khai thác khoáng sản nằm trong thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và môi trường từ trường hợp quy định tại điểm e của khoản này thì mức phạt tiền sẽ dao động từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng;
+ Liên quan đối với khai thác vàng bạc, platin, đá quý, khoáng sản được đánh giá là độc hại thì mức phạt tối đa là từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
– Cơ sở để tiến hành khai thác khoáng sản bắt buộc phải có sự có mặt từ của giám đốc điều hành mỏ, chính vì vậy hành vi khai thác khoáng sản nhưng không có giám đốc điều hành mỏ sẽ bị xử phạt với mức khác nhau cụ thể như:
+ Mức xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
+ Trong trường hợp khai thác than bùn hoặc các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a của khoản 3 Điều 39 thì mức xử phạt là từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng;
+ Mức phạt 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng sẽ được áp dụng trong trường hợp có hành vi vi phạm về việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà trong quá trình này có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để hỗ trợ, trừ trường hợp quy định tại điểm a của khoản 3 Điều 39;
+ Tiến hành khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp được quy định tại điểm a, b, c và điểm e khoản này thì mức phạt là từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm;
+ Mức phạt sự dao động từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng tùy thuộc vào tính chất độ hành vi nếu khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò trừ trường hợp quy định tại điểm a b c và điểm e của Khoản này;
+ Mức xử phạt cao nhất trong hành vi khai thác khoáng sản không có giám đốc điều hành mỏ lên đến 160 triệu đồng đến 200 triệu đồng nếu thực hiện hành vi khai thác vàng bạc platin đá quý khoáng sản độc hại.
– Ngoài việc vị xử phạt vi phạm hành chính với các mức nêu trên thì cá nhân có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hành vi cụ thể như:
+ Cá nhân có thể bị đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản với thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a điểm b khoản 3 Điều 39 và được đánh giá là có sự tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
+ các hoạt động khai thác khoáng sản sẽ bị đình chỉ từ 3 tháng đến 6 tháng nếu có sự vi phạm liên quan đến điểm c, d, đ và điểm e khoản 3 Điều này được cơ quan có thẩm quyền đánh giá là tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
2. Điều kiện để giám đốc điều hành mỏ được điều hành hoạt động bao nhiêu Giấy phép khai thác khoáng sản?
Cá nhân để trở thành giám đốc điều hành mỏ phải đảm bảo một số tiêu chuẩn theo pháp luật quy định. Hiện nay, tiêu chuẩn để trở thành giám đốc điều hành mở được ghi nhận trong khoản 2 điều 62 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật Khoáng sản, nội dung được trình bày như sau:
– Cá nhân giữ vị trí là giám đốc điều hành mỏ phải trang bị cho mình những kiến thức, nắm vững các quy định của pháp luật về khoáng sản cũng như các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Các kiến thức liên quan đến quy chuẩn, kỹ thuật chuyên ngành, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc liên quan đến bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản cũng phải được đảm bảo;
+ Trình độ, tổ chức quản lý kinh nghiệm thực tế, kỹ thuật khai thác hỗ trợ trong quá trình khai thác khoáng sản cũng phải được đảm bảo; kỹ thuật an toàn lao động, bảo vệ môi trường đối với cá nhân này cũng phải được đạt theo tiêu chuẩn đã quy định;
+ Cá nhân để trở thành giám đốc điều hành khai thác hầm lò chắc chắn phải có bằng kỹ sư khai thác mỏ hoặc kỹ sư xây dựng mỏ và đặc biệt là có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ hầm lò ít nhất là trong vòng 5 năm;
+ Khi tiến hành khai thác lộ thiên thì Giám đốc điều hành bắt buộc phải là kỹ sư khai thác mỏ và đảm bảo về thời gian trực tiếp khai thác mỏ lộ thiên nhất là 3 năm; được đào tạo bồi dưỡng về kỹ thuật khai thác mỏ nếu trường hợp là kỹ sư địa chất thăm dò và cá nhân là kỹ sư địa chất thăm dò phải có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mổ nội tiễn nhất là 5 năm thì mới được cân nhắc làm giám đốc điều hành mỏ;
+ Trong trường hợp giám đốc điều hành khai thác lộ thiên mỏ không kim loại và không có sử dụng hỗ trợ từ vật liệu nổ công nghiệp, trong quá trình khai thác chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải có trình độ trung cấp khai thác mỏ và ngoài ra, thời gian cá nhân này trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 2 năm; Đối với trường hợp có trình độ trung cấp địa chất thăm dò thì người này cũng phải trải qua quá trình được tập huấn về kỹ thuật khai thác mỏ và thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 3 năm;
– Liên quan đến việc tổ chức khai thác khoáng sản thì bắt buộc phải tiến hành thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn năng lực quản lý của người là giám đốc điều hành bỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Khi trải qua việc thông báo bằng văn bản thì mới được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành công thương, thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều xử phạt vi phạm đối với giám đốc điều hành mỏ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 thì Thanh tra chuyên ngành công thương, thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 36, 38, 39, 48 và các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
– Cá nhân đang giữ vị trí là thanh tra viên chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành công thương, thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều đang thi hành công vụ có quyền: áp dụng mức phạt cảnh cáo tùy thuộc vào mức độ tính chất hành vi vi phạm; được trao thẩm quyền liên quan đến phạt tiền đến 500.000 đồng.
– Nhà nước cũng trao thẩm quyền cho cá nhân đang là Chánh Thanh tra Sở Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Giám đốc Sở Công Thương, Chánh Thanh tra Sở Công Thương để ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Thủy lợi; Chi cục trưởng Chi cục chuyên ngành về thủy lợi, đê điều; Trưởng đoàn thanh tra của Chi cục chuyên ngành về thủy lợi, đê điều có quyền: Tùy vào trường hợp nhất định mà sẽ bị phạt cảnh cáo; áp dụng mức phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định Nghị định này; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 38 Nghị định này;
– Ngoài ra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra cũng được trao thẩm quyền giải quyết như phạt cảnh cáo, số tiền xử phạt có thể tối đa là 250.000.000 đồng; Có thể Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định Nghị định này nếu nhận thấy thật sự cần thiết; Ngoài ra còn có thể được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 38 Nghị định này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật Khoáng sản;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.