Quy định xử phạt sử dụng bằng lái xe quá hạn, hết hạn bị xử lý như thế nào? Làm cách nào để ngăn ngừa được việc bị phạt oan khi sử dụng giấy phép lái xe? Cùng Luật Dương Gia chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích về những vấn đề liên quan nhé.
Mục lục bài viết
1. Mức phạt với hành vi sử dụng giấy phép lái xe quá hạn:
Hiện nay, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
Theo đó, liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã tăng mạnh hình thức phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép lái xe ôtô hết hạn sử dụng, đồng thời cũng rút ngắn thời hạn làm căn cứ tính mức xử phạt từ 06 tháng còn 03 tháng, cụ thể như sau:
Cụ thể theo khoản 11 Điều 2 Nghi định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng thì bị phạt:
– Người nào điều khiển xe nhưng giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng thì bị phạt từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng.
– Người nào điều khiển xe nhưng giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng 3 tháng trở lên thì bị phạt từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng
Đối chiếu với quy định trước đây, người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng thì bị phạt:
– Nếu giấy phép lái xe hết hạn sử dụng dưới 06 tháng thì bị phạt 400 trăm ngàn đồng đến 600 ngàn đồng.
– Nếu giấy phép lái xe hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên thì bị phạt từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
2. Giấy phép lái xe hạng có thời hạn sử dụng bao lâu kể từ ngày cấp?
Theo quy định tại điều Điều 17 Thông tư
– Đối với giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
– Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đối với nữ khi đủ 55 tuổi còn đối với nam đủ 60 tuổi; nếu trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Đối với giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp là các hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
– Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên mỗi giấy phép lái xe.
3. Cách tra cứu thông tin giấy phép lái xe:
3.1. Tra cứu bằng lái xe tại Website của Cục Đường bộ Việt Nam:
Trước hết, xin chia sẻ với bạn về cách tra cứu bằng lái xe tại Website của Cục Đường bộ Việt Nam. Đây là trang thông tin điện tử chính thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhằm thuận tiện cho việc tra cứu bằng lái xe, dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam – đảm bảo thông tin chính thống, chuẩn xác nhất. Để đảm bảo cho việc người dân không tra cứu vào các website tra cứu giấy phép lái xe khác đều không đảm bảo tính chính xác. Không những thế còn có các web tra cứu giá do chính bên làm giả giấy phép lái xe tạo ra để lừa người đăng ký làm giấy phép lái xe mà không cần thi. Sau khi vào trang Website thành công, sau đó:
Bước 1 : Nhập đầy đủ thông tin cần tra.
Ở góc trên phía bên phải màn hình ta vào Mục Tra cứu giấy phép lái xe để nhập đầy đủ thông tin bao gồm:
– Loại giấy phép lái xe: Chọn mục tương ứng đối với giấy phép lái xe đang cần kiểm tra:
+ Giấy phép lái xe có thời hạn ( GPLX PET) : Bao gồm những loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE;
+ Giấy phép lái xe không thời hạn (GPLX PET) : Bao gồm những loại bằng lái xe hạng A1, A2 và A3;
+ Giấy phép lái xe cũ (làm bằng giấy bìa): Trường hợp bằng lái của bạn được cấp trước tháng 7 năm 2013, giấy phép lái xe cũ bằng giấy ép nhựa bên ngoài.
– Số giấy phép lái xe: đó là dãy số đỏ ngay bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE. Nhập đầy đủ dãy số bao gồm cả các ký tự chữ .
– GPLX PET: Nhập ngày sinh theo cú pháp: yyyyMMdd (nghĩa là năm – tháng – ngày viết liền nhau). Ví dụ: Sinh ngày 10/09/1990 thì nhập vào dãy số 19900910.
– Đối với giấy phép lái xe cũ: Chỉ cần nhập vào năm sinh. Ví dụ: Sinh ngày 01/05/1997 thì nhập vào số 1997.
– Nhập mã bảo vệ: Mã bảo vệ theo các ký tự được hiển thị.
Bước 2: Sau khi hoàn thành các bước như trên thì ấn nút Tra cứu và kiểm tra thông tin.
Hệ thống sẽ trả kết quả :
– Trường hợp hiện đầy đủ và đúng với thông tin về bằng lái xe tra cứu như họ tên, ngày trúng tuyển, hạng xe số seri,nơi cấp, ngày cấp và ngày hết hạn thì giấy phép lái xe là thật.
– Trường hợp thông tin trả về không khớp với giấy phép lái xe của bạn thì là giả.
– Trường hợp hệ thống báo không tìm thấy số GPLX đã nhập.
+ Kiểm tra lại những thông tin xem đã nhập đúng chưa.
+ Nếu đã nhập đúng thì có khả năng GPLX giả hoặc đã tham gia thi GPLX nhưng chưa hiện thì có thể do thông tin chưa được cập nhật lên hệ thống: Cần liên hệ Sở Giao thông vận tải nơi cấp GPLX để cập nhật thông tin.
3.2. Tra cứu giấy phép lái xe bằng tin nhắn:
Ngoài tra cứu trên website thì bạn có thể tra cứu bằng cách tra cứu giấy phép lái xe bằng tin nhắn tuy nhiên đối với cách tra cứu này thì chỉ áp dụng đối với giấy phép lái xe loại mới làm bằng vật liệu PET.
Để thực hiện tra cứu bằng lái xe, bạn đọc soạn tin theo cú pháp bên dưới:
– TC [dấu cách] [Số GPLX] rồi gửi đến số 0936.081.778 hoặc 0936.083.578
Ví dụ: TC AS123456 gửi 0936.083.578
Phí dịch vụ: Khoảng 500 – 2000 đồng cho 1 tin nhắn
Sau khi gửi tin nhắn hợp lệ, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin giấy phép lái xe cần tra cứu đến điện thoại bao gồm: Hạng bằng lái, ngày hết hạn, số seri, trạng thái vi phạm…
3.3. Tra cứu giấy phép lái xe bằng mã QR:
Việc thực hiện tra cứu bằng cách tra cứu giấy phép lái xe bằng mã QR thực hiện như sau: Tuy nhiên thực hiện bằng cách này cũng chỉ áp dụng với bằng lái xe có in mã QR ở mặt sau của giấy phép lái xe.
– Căn cứ tại khoản 6 Điều 47 Thông tư
– Ở góc trái của mặt sau trên tất cả các loại giấy phép lái xe các hạng A1, B1, B2, D… bằng thẻ nhựa PET được in mã QR.
– Mã QR còn được tích hợp giúp cho các lực lượng chức năng có thể nhanh chóng đọc, giải mã thông tin được in trên giấy phép lái xe và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe để xem xét tính hợp lệ.
– Người dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét mã và tra cứu thông tin từ hệ thống quốc gia.
Chia sẻ với bạn các bước tra cứu giấy phép lái xe bằng mã QR:
Bước 1: Mở ứng dụng quét mã QR bằng điện thoại như các ứng dụng chuyên quét mã QR hoặc có tích hợp tính năng quét mã như: Zalo, Barcode Việt, Quét mã QR,…
Bước 2: Trên ứng dụng mở tính năng quét mã QR code
Bước 3: Đưa camera của điện thoại hướng vào mã QR trên giấy phép lái xe và thực hiện quét mã.
Bước 4: Xem thông tin được mã hóa trong mã QR.
– Nếu trường hợp giấy phép lái xe hợp lệ thì bạn sẽ được trả kết quả bao gồm các thông tin sau:
+ Tên, ngày sinh của chủ sở hữu bằng lái.
+ Hạng giấy phép lái xe.
+ Nơi cấp giấy phép lái xe.
– Trường hợp không quét ra thông tin từ mã QR thì giấy phép lái xe mà bạn đang sở hữu là bằng giả.
3.4. Tra cứu bằng lái xe theo CCCD gắn chip:
Thông qua Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, chúng ta có thể tra cứu bằng lái xe nếu giấy phép lái xe của người đó đã được tích hợp trên cơ sở dữ liệu quốc gia.
Chi tiết các bước tra cứu bằng lái xe theo CCCD như sau:
Bước 1: Thực hiện tải ứng dụng VNeID trên điện thoại.
Bước 2: Mở và đăng nhập vào ứng dụng VNeID.
Nếu bạn chưa có tài khoản, người dùng nhấn Đăng ký. Lưu ý: Nhập chính xác thông tin số điện thoại, kèm số CMND/CCCD để bảo đảm liên thông dữ liệu từ hệ thống.
Bước 3: Chọn tính năng quét mã QR >> Đưa camera hướng vào mã QR trên CCCD gắn chip và thực hiện quét mã.
Bước 4: Xem thông tin về giấy phép lái xe.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
– Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ