Quy định xử phạt hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Quy định xử phạt hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư! Xin luật sư tu vấn giúp tình huống vi phạm trong lính vưc QLBVR như sau: VD: Ông A, sử dụng xe mô tô biển số (xe Biển số 77N-00012, giấy tờ xe đứng tên người vi phạm là Ông A) vận chuyển 0,070m3 gỗ xẻ nhóm I, gỗ ông A mua của một người không quen biết. đã bị lập biên bản VPHC.
Vậy ông A bị xử lý như thế nào?
1 Ông A phải bị xư lý về hành vi vận chuyển
2. Ông A phải bị xử lý về hành vi mua gỗ
3. Ông A có bị xử lý là người chủ phương tiện không (bị xử phạt như người có hành vi vận chuyển lâm sản qui định tại Khoản 15, Điều 22, Nghị định 157)
Kính thưa luật xư vấn đề này tôi không hiểu rõ quan điểm xử lý, Kính mong luật sư quan tâm giúp vì cần gấp để xử lý vụ vi phạm. Còn nếu trường hợp này: Vụ vi phạm như nêu trên. ông A lái xe mô tô vi phạm vận chuyển gỗ, giấy tờ xe đứng tên ông A (ông A là cô ruột ông B và ở cùng một nhà, ông A trình bày xe là của cha mình là ông B, nhưng vì khi đi mua xe do ông B không có giấy chứng minh Nhân dân nên ông B để con mình là ông A, đứng tên giấy tờ (làm với ông B thì ông B cũng thừa nhận như vậy). Vậy luật sư cho hỏi trường hợp này xe mô tô do ông A đứng tên vi phạm có được xem là xe của ông B không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
2. Giải quyết vấn đề:
Tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
"1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;"
Tại Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật như sau:
Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
"Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
….
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA dưới 0,3 m3.
15. Chủ sở hữu phương tiện bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này)."
Tại Điều 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước như sau:
Điều 23. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước
"Người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt nhu sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
…
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA dưới 0,3 m3."
Tình huống của bạn đưa ra là Ông A sử dụng xe mô tô (giấy tờ xe đứng tên ông A) vận chuyển 0,070m3 gỗ xẻ nhóm I, gỗ ông A mua của một người không quen biết. Ông A sẽ bị xử phạt đối với hành vi mua gỗ, vận chuyển gỗ theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP.
>>> Luật sư tư vấn xử phạt hành vi vận chuyển lân sản trái phép: 1900.6568
Tại Điều 167 Bộ luật dân sự 2005 có quy định như sau:
Điều 167. Đăng ký quyền sở hữu tài sản
"Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Căn cứ theo quy định trên và quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA thì xe mô tô là tài sản phải đăng ký quyền sử hữu, theo đó ông A là người đứng tên trên đăng ký xe, do vậy ông A được xác định là chủ sở hữu chiếc xe, Ông B không phải là chủ sở hữu.