Nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các lĩnh vực đời sống của con người cũng như của quốc gia dân tộc nên pháp luật nghiêm cấm hành vi hủy hoạt thủy sản. Vậy quy định xử phạt hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản được ghi nhận với nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
Nguồn lợi thủy sản được hiểu là những nguồn tài nguyên sinh vật nằm trong vùng nước tự nhiên đem lại giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí đối với con người. Nguồn lợi thủy sản có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của cộng đồng và nền kinh tế đất nước. Một vài nét liên quan đến giá trị kinh tế của một loại thủy sản đó là cung cấp nguồn thực phẩm cho con người và cho xã hội, đồng thời trong ngành dược liệu cũng có thể làm nguyên liệu hoặc cung cấp nguyên liệu làm đồ gỗ mỹ nghệ, nguyên liệu để phục vụ cho xây dựng và phân bón; sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, tạo sinh vật cảnh hoặc phục vụ vui chơi giải trí; thậm chí có thể phục vụ cho an ninh quốc phòng.
Đất nước ta có tiềm năng về khai thác nguồn lợi thủy sản chính vì vậy cũng tạo điều kiện cho người dân có công ăn việc làm; bổ sung thêm nhiều ngành nghề góp phần làm phong phú đa dạng loại hình nghề nghiệp trong xã hội. Trong môi trường thì nguồn lợi thủy sản tạo nên sự đa dạng về sinh học đa dạng nguồn gen hỗ trợ duy trì cân bằng sinh thái và là một trong chuỗi thức ăn góp phần cải tạo môi trường nước làm đẹp cảnh quan thiên nhiên..
Với vai trò đặc biệt quan trọng như thế nên bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần có sự phối hợp giữa các á nhân, tổ chức với nhau thì mới đạt được hiệu quả tối ưu. Để cung cấp những nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì trong khoản 2 Điều 13 Luật Thủy sản năm 2017 đã quy định rõ về trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:
– Đối với tổ chức, cá nhân phải nghiêm túc thực hiện việc bảo vệ và khai thác thủy sản theo đúng quy định của pháp luật và các quy định khác mà các văn bản có liên quan đã đề cập;
– Tiến hành xây dựng mới, thay đổi hoặc xóa bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản thì phải có trách nhiệm tạo đường di cư hoặc giành hành lang di chuyển cho những loài thủy sản;
– Cá nhân khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông hồ, đầm, phá thì cũng phải dành riêng hành lang cho loài thủy sản để di chuyển;
– Trong quá trình khai thác mà có hành vi vi phạm dẫn đến việc xả thải, thăm dò khai thác tài nguyên, xây dựng phá bỏ, công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước dẫn đến hậu quả làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường những khu vực tập trung cho thủy sản sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản thì phải có biện pháp khắc phục hậu quả và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây nên;
– Khi tiến hành các hoạt động thủy sản là các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống đường di cư sinh sản của loài thủy sản thì phải đặc biệt lưu tâm đến với những quy định mà Luật thủy sản và các quy định khác của pháp luật có đề cập và hướng dẫn…
Như vậy bảo vệ nguồn lợi thủy sản không phải là trách nhiệm của một cá nhân đơn lẻ mà nó là trách nhiệm của toàn bộ tổ chức và cá nhân người dân đang sinh sống đang thu nguồn lợi từ thủy sản. Mỗi tổ chức cá nhân đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có thể duy trì và phát triển được nguồn lợi này trên thực tế.
2. Quy định xử phạt hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản:
– Cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản sẽ bị áp dụng mức xử phạt được quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 42/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền như sau: Đối với trường hợp có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của Luật thủy sản nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng khi cố tình thực hiện hành vi hủy hoại thủy sản hoặc hệ sinh thái thủy sinh hoặc khu vực thủy sản tập trung để sinh sản hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống; nếu có hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản nằm trong danh mục loài thủy sản nguy cấp quý hiếm hoặc những loài này đang nằm trong danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ của nhà nước;
– Ngoài mức phạt tiền nêu trên thì hành vi vi phạm về việc hủy hoại nguồn lợi thủy sản sẽ bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính đã hỗ trợ hành vi vi phạm này.
– Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019NĐ-CP thì mức phạt tiền trong hoạt động thủy sản cũng như thẩm quyền và tiền trong hoạt động thủy sản được quy định với các nội dung như sau:
+ Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền tối đa với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 1 tỷ đồng;
+ Với những hành vi được quy định tại Chương 2 của Nghị định 42/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền sẽ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm được quy định tại Điều 40 của Nghị định này; còn trong trường hợp nếu hành vi vi phạm của tổ chức mà tính chất hành vi cũng tương tự như cá nhân thì mức phạt tiền của tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
+ Xét đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được ghi nhận tại Chương 3 Nghị định này thì thẩm quyền xử phạt là đối với cá nhân; còn trong trường hợp phạt tiền thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức sẽ bằng 2 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Với quy định nêu trên cá nhân có bất kỳ hành vi nào nhằm hủy hoại nguồn lợi thủy sản có thể sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính là 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; còn tổ chức có hành vi vi phạm thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Cá nhân, tổ chức khi vi phạm còn bị tịch thu tang vật phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
3. Luật Hình sự điều chỉnh hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản ra sao?
Nếu được đánh giá với mức độ nguy hại cho xã hội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến tội hủy hoại nguồn lợi thể thủy sản đã được quy định tại Điều 242 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017. Theo đó cá nhân có hành vi vi phạm có thể đối diện với một trong 3 khung hình phạt.
– Khung 1: Trong một số trường hợp đã được quy định tại Khoản 1 của Điều này nếu người hành vi vi phạm quy định về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà gây thiệt hại về nguồn lợi thủy sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thông qua hành vi vi phạm của mình mà thu được lợi bất chính trị giá 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; thậm chí cá nhân này đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi vi phạm quy định tại điều này hoặc đã từng bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà vẫn còn vi phạm đến mức phạt sẽ được áp dụng luật phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc hoạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;
– Khung 2: Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc có thể phạt tù từ 3 năm đến 5 năm tùy thuộc hành vi vi phạm;
– Khung 3: mức phạt tù sẽ nâng cao hơn là từ 5 năm đến 10 năm trong trường hợp này thì mức độ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản đã từ 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên hoặc nguồn thu được giá trị của thủy sản là 500 triệu đồng trở lên hoặc có yếu tố làm chết hai người trở lên; có gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe từ ba người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này là từ 201% trở lên;
– Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc nếu đang là người giữ chức vụ, hành nghề công việc nhất định thì sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1năm đến 5 năm.
Đặc biệt, trong tội hủy hoại về nguồn lợi thủy sản đã đề cập đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tộ. Theo đó nếu pháp nhân có hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều này thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền là từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều này thì mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng; Mức phạt tiền 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng sẽ được áp dụng trong trường hợp hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại vi phạm tại quy định khoản 3 Điều này; Ngoài ra, biện pháp xử phạt bổ sung cũng được áp dụng đối với pháp nhân thương mại đó là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 1 năm đến 3 năm hoặc doanh nghiệp nào cũng sẽ không được huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017;
– Luật Thủy sản năm 2017;
– Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.