Thuỷ sản là mặt hàng không còn xa lạ trong đời sống, cả về ẩm thực lẫn kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay không hiếm tình trạng đưa tạp chất vào thuỷ sản nhằm mục đích xấu. Vậy hành vi này có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Quy định xử phạt hành vi đưa tạp chất vào thủy sản:
Thuỷ sản là một trong những mặt hàng thực phẩm được ưa chuộng trong đời sống của người dân tại Việt nam. Tuy nhiên, loại thực phẩm này rất dễ bị tác động bởi hóa chất hay tạp chất bởi người bán vì mục đích tăng trọng lượng và giữ cho thuỷ sản tươi lâu hơn. Hành vi bơm các tạp chất không rõ vào trong thực phẩm tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Hành vi đưa tạp chất vào trong thủy sản được đánh giá là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt theo đúng quy định. Căn cứ theo khoản 5, 7, 8 và 9 Điều 11
– Đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm;
– Mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi tiến hành tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản hoặc thực hiện hoạt động sơ chế, chế biến thủy sản mà biết rõ thủy sản này có chứa tạp chất đã được đưa vào hoặc thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, bảo quản thủy sản có tạp chất để đưa vào phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm rồi đưa ra thị trường, trừ trường hợp đồng quy định tại điểm a Khoản 5 Điều này;
– Trong trường hợp cá nhân có hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy sản mà biết rõ được thủy sản này có chứa chất bảo quản là những chất hóa học, cấm sử dụng hoặc nằm ngoài trong danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng;
– Bên cạnh đó, tại khoản 7 của Điều này thì mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 cùng với hành vi vi phạm tại điểm b, c và d Khoản 6 Điều này sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 5 lần đến 7 lần giá trị sản phẩm trong trường hợp áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị sản phẩm vi phạm, mà hành vi vi phạm này chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Theo pháp luật hiện hành thì hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với trường hợp có vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc thủy sản như sau:
+ Cá nhân có thể sẽ bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với thời gian tới 4 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 của Điều 11
+ Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và 5; Điểm d Khoản 6 của Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP; thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm đối với hình thức xử phạt này thì sẽ áp dụng trong thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng;
– Ngoài ra, có thể áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 11 Nghị định này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với hành vi vi phạm đưa tạp chất vào thủy sản đó là buộc thay đổi cách sử dụng hoặc tiến hành tái chế thực phẩm hoặc thậm chí tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm với hành vi vi phạm quy định tại Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP.
2. Khi nào hành vi đưa tạp chất vào thủy sản sẽ bị truy tố hình sự?
Hành vi bơm tạp chất cấm vào trong thủy sản là hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy người thực hiện hành vi này có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm quy định cụ thể tại Điều 317 của Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017. Theo quy định thì hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm như sử dụng hóa chất hoặc chất kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, cùng với những phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết rõ rằng việc sử dụng các loại chất này là đang bị cấm và nằm ngoài trong danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà vẫn cố tình thực hiện.
Việc sử dụng các hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, hoặc những tạp chất này vào trong thực phẩm là thủy sản mà sản phẩm có trị giá từ 10 triệu đến dưới 100 triệu đồng hoặc hành vi vi phạm đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc là phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm cũng như hậu quả để lại do hành vi vi phạm gây nên mà cá nhân có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
– Hình thức xử phạt bổ sung cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo đó người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc cấm làm nhiệm chức vụ cấm hành này hoặc làm công việc nhất định với thời gian là từ 1 năm đến 5 năm.
Như vậy, việc đưa tạp chất vào trong thủy sản là một trong hành vi gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe của người khác cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển và quản lý ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất mức độ hành vi vi phạm.
3. Quy định về thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản:
– Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi Nghị định 124/2021/NĐ-CP thì cá nhân là Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: Áp dụng mức phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và còn tổ chức có hành vi vi phạm thì áp dụng mức phạt là 1.000.000 đồng;
– Còn cá nhân là Đội trưởng Đội Quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức; Có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức; Thậm chí được trao thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g h, i, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này;
– Người giữ chức danh là Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền xử Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân và mức phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức; Tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trong một số trường hợp sẽ thực hiện tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Hoặc có cơ sở để áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
– Cá nhân là Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản nếu phát hiện được hành vi vi phạm.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017;
– Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của