Để góp phần quan trọng vào việc đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Dưới đây là những quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Mục lục bài viết
1. Quy định xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về mức xử phạt đối với các loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, cụ thể như sau:
Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình | Hành vi vi phạm cụ thể trong lĩnh vực hôn nhân gia đình | Mức xử phạt |
Xâm hại sức khỏe thành viên gia đình | Hành vi đánh đập với thương tích cho các thành viên trong gia đình trái quy định của pháp luật | 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Sử dụng các loại công cụ và phương tiện hoặc các loại vật dụng khác để gây ra thương tích cho các thành viên trong gia đình dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc; Có hành vi không kịp đưa các nạn nhân đi cấp cứu để tiến hành hoạt động điều trị trong trường hợp nạn nhân cần phải được cấp cứu kịp thời và không tiến hành các hoạt động cần thiết trong quá trình chăm sóc nạn nhân trong thời gian đưa nạn nhân đi điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ những trường hợp nạn nhân từ chối | 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng | |
Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình | Hành vi đối xử tệ bạc với các thành viên trong gia đình hoặc, hành vi không chăm sóc các thành viên trong gia đình đặc biệt là những người cao tuổi, người già yếu, người khuyết tật hoặc phụ nữ có thai và đang nuôi con nhỏ | 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng |
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình | Hành vi lăng mạ hoặc xúc phạm danh dự nhân phẩm của các thành viên trong gia đình | 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Hành vi tiết lộ hoặc phát tán các tài liệu về thông tin cá nhân đời tư của các thành viên trong gia đình nhằm mục đích xúc phạm danh dự của các thành viên trong gia đình, hạ thấp nhân phẩm và hạ thấp uy tín của các thành viên trong gia đình, hoặc; Hành vi sử dụng các phương tiện thông tin nhằm mục đích xúc phạm danh dự và nhân phẩm của các thành viên trong gia đình, hoặc; Hành vi phổ biến hoặc viết bài và đăng công khai các hình ảnh nhầm mục đích xúc phạm danh dự của nạn nhân | 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng | |
Cô lập, xua đuổi, gây áp lực thường xuyên về tâm lý | Hành vi cấm các thành viên trong gia đình rời khỏi nhà, ngăn cản các thành viên trong gia đình gặp gỡ người thân và có mối quan hệ hợp tác ngoài xã hội, ngăn cản các thành viên trong gia đình phát sinh các mối quan hệ lành mạnh nhằm mục đích gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý đối với các thành viên đó, hoặc; Không cho các thành viên trong gia đình có quyền làm việc và tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp | 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Bắt buộc các thành viên trong gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người hoặc bạo lực đối với động vật | 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng | |
Cưỡng ép các thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động khiêu dâm hoặc sử dụng các loại thuốc kích dục, hoặc; Có hành vi kích động tình dục hoặc có các hành vi lạm dụng thân thể đối với các thành viên trong gia đình trái quy định pháp luật | 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng | |
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
| Ngăn cản quyền chăm sóc và nuôi dưỡng trong mối quan hệ giữa ông bà với cháu, mối quan hệ giữa cha mẹ và con, trừ những trường hợp bị hạn chế quyền chăm con theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án, có hành vi ngăn cản quyền chăm sóc giữa vợ và chồng, giữa anh chị em ruột với nhau trong cùng một gia đình | 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng | Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sau quá trình ly hôn, có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội ngoại với cháu theo quy định của pháp luật, từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền | 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Bạo lực về kinh tế | Có hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của các thành viên trái quy định pháp luật, hoặc; Bắt buộc các thành viên phải lao động quá sức và làm các công việc nặng nhọc trong môi trường nguy hiểm tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại hoặc làm những công việc trái với quy định pháp luật, hoặc; Bắt buộc các thành viên phải đi xin ăn hoặc lang thang kiếm sống trái quy định pháp luật | 20 triệu đến 30 triệu đồng |
Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ | Bắt buộc các thành viên phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp | 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Có hành vi bạo lực để bắt buộc các thành viên rời khỏi chỗ ở hợp pháp hoặc đe dọa bằng bạo lực | 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng | |
Bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình | Đe dọa đối với những đối tượng phát hiện và tin báo về hành vi bạo lực gia đình hoặc có hoạt động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, hoặc; Xúc phạm danh dự nhân phẩm của người báo tin về bạo lực gia đình hoặc người có hành vi giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền | 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Hành hung người báo tin về bạo lực gia đình và có hành vi giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật, hoặc; Đập phá và hủy hoại tài sản của người phát hiện và báo tin về bạo lực gia đình và có hành vi giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình | 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng | |
Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình | Kích động, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình | 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình | 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng |
2. Thời hiệu xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Theo đó thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình sẽ được xác định là 01 năm. thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính để xác định xử phạt vi phạm hành chính là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được sử dụng để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện ra hành vi vi phạm đó.
3. Thẩm quyền xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình:
Pháp luật hiện nay đó có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình. Căn cứ theo quy định tại Điều 68 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói riêng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cũng như lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội;
– Tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính khi giá trị của tang vật đó không vượt quá hai lần mức tiền phạt theo như phân tích nêu trên;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xét thấy cần thiết.
Thứ hai, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành chính liên quan đến lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, phạt tiền đến 37.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội;
– Có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn và ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các chủ thể vi phạm hành chính;
– Tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Thứ ba, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống an ninh trật tự an toàn xã hội, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội;
– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính.
Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình phải thuộc về các chủ thể khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.