Cá nhân để đươc kê đơn thuốc kháng HIV cần có những tiêu chuẩn nhất định nên bất kỳ hành động nào đi ngược lại với nguyên tắc mà pháp luật quy định thì bị xử phạt .Vậy quy định xử phạt đối với hành vi kê đơn thuốc kháng HIV được thể hiện với nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Ai được phép kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV và người bị phơi nhiễm với HIV?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15
– Liên quan đến quy trình để kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ theo đúng quy định cũng như phác đồ điều trị HIV AIDS do Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành hướng dẫn;
– Thuốc kháng HIV khi được đưa cho người nhiễm HIV và người bị phơi nhiễm HIV thì cá nhân này phải nghiêm túc thực hiện đúng chỉ dẫn mà bác sĩ đã hướng dẫn để tránh tình trạng sử dụng thuốc không có hiệu quả họ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người nhiễm HIV hoặc người bị phơi nhiễm. Quy định nêu trên cá nhân là bác sĩ phải đảm bảo những yếu tố về trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ được tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định mà Bộ trưởng Bộ y tế phép thực hiện kê đơn kháng HIV. Bên cạnh đó tại Điều 14 của Nghị định 108/2007/NĐ-CP thì cung ứng thuốc kháng HIV cũng phải đảm bảo Một số các nội dung sau: đối với các cơ sở bán buôn thuốc bán lẻ thuốc được nhà nước trao quyền cung ứng thuốc kháng HIV đã được cấp số đăng ký điều hành trên thực tế; Đối với các cơ sở bán lẻ thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành cho người nhiễm HIV và người bị vô nhiễm với HIV thì chỉ được bán thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị được quy định tại khoản 1 điều 15 của Nghị định này.
Có thể thấy, không phải cá nhân nào cũng được phép cung ứng hoặc kê đơn thuốc kháng HIV cho người bị nhiễm HIV hoặc người bị phơi nhiễm, trong trường hợp cố tình hình có hành vi vi phạm thì sẽ bị xử vi phạm hành chính theo các nội dung được trình bày tại mục 2 của bài viết dưới đây.
2. Quy định xử phạt đối với hành vi kê đơn thuốc kháng HIV:
– Các nội dung về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV; điều trị dự phòng, điều trị phơi nhiễm HIV được quy định đầy đủ tại Điều 21 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Theo đó, mỗi hành vi vi phạm sẽ có mức phạt tiền khác nhau. Cá nhân có một trong các hành vi dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng:
+ Các cá nhân chưa trải qua khóa đào tạo hoặc tập huấn về điều trị HIV/AIDS đã được Bộ trưởng Bộ y tế hướng dẫn quy định cụ thể mà đã tự ý kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV và người bị phơi nhiễm HIV hoặc điều trị dự phòng điểm HIV;
+ Việc kê đơn thuốc kháng cho các cá nhân liên quan đến nhiễm HIV không tuân thủ đúng quy trình và phác đồ điều trị đã được Bộ trưởng Bộ y tế ban hành;
– Mức phạt tiền có thể lên thứ ba triệu đến 5 triệu đồng nếu cá nhân thực hiện một trong các hành vi dưới đây:
+ Đối với những cơ sở không được cấp phép hoặc không đủ điều kiện để điều trị bằng thuốc HIV nhưng lại cố tình thực hiện hành vi này trái với quy định;
+ Liên quan đến vấn đề ưu tiên tiếp cận thuốc kháng HIV mà cá nhân lại không thực hiện đúng theo quy định về việc ưu tiên;
+ Các cá nhân là người bị nhiễm HIV tại cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng lại không được tổ chức, quản lý chăm sóc, tư vấn cho người này một cách kịp thời nhanh chóng;
+ Cá nhân có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đúng người đối với người bị phơi nhiễm HIV nhưng lại không thực hiện trách nhiệm này;
– Mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với một trong các hành vi như sau:
+ Đối với người bị nhiễm HIV là phụ nữ trong thời kỳ mang thai thuộc diện quản lý nhưng lại không tuân thủ việc theo dõi điều trị cho những đối tượng này;
+ Trong trường hợp không có hành động điều trị dự phòng nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm HIV;
+ Việc chăm sóc cho người nhiễm HIV là một trong những nhu cầu chính đáng nhưng lại có hành động cản trở người nhiễm HIV tham gia việc chăm sóc cho người nhiễm HIV khác hoặc cố tình ngăn cản cá nhân này được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc điều trị tại cơ sở;
+ Tại cơ sở bảo trợ xã hội không đảm bảo đầy đủ các chế độ chăm sóc y tế cho người bị nhiễm HIV;
+ Cá nhân bị nhiễm HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hoặc các cá nhân bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV đang trong thời kỳ mang thai hoặc trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV là trong những cá nhân được nhà nước cấp miễn phí thuốc HIV nhưng lại cố tình thu tiền điều trị đối với những cá nhân này;
+ Có hành vi trục lợi cho cá nhân khi tiến hành thu tiền điều trị HIV đã được cấp phát miễn phí;
– Mức phạt tiền tối đa được quy định trong hành vi vi phạm về điều trị chăm sóc người nhiễm HIV, điều trị dự phòng, điều trị phơi nhiễm HIV đó là từ triệu đồng đến 15 triệu đồng. Theo đó, nếu có hành vi từ chối điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người nhiễm HIV đã đủ tiêu chuẩn điều trị theo quy định của pháp luật thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt này.
Bên cạnh việc bị xử lý vi phạm hành chính thì biện pháp khắc phục hậu quả cũng là một trong những quy định được thể hiện rõ trong điều khoản này. Theo đó, cá nhân sẽ phải buộc hoàn trả lại số tiền đã thu không đúng theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm d, e khoản 3 của Điều này. Trong trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì sẽ được sung vào quỹ ngân sách nhà nước theo đúng quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP đã quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau: Hành vi vi phạm tại quy định chương II Nghị định này thì mức phạt tiền sẽ áp dụng đối với cá nhân còn trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm cùng với tính chất hành vi thì mức phạt tiền của tổ chức sẽ bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Với quy định nêu trên người kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV khi chưa được đào tạo tập huấn về điều trị HIV mà tự ý thực hiện hành động này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng còn trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ là 2 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người kê đơn thuốc kháng HIV sai quy định?
Thẩm quyền xử phạt với người kê thuốc kháng HIV khi chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về đào tạo tập huấn điều trị HIV đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được trao thẩm quyền xử phạt cảnh cáo; Ngoài ra, đối với hành vi vi phạm về dân số thì phạt tiền sẽ đến 3 triệu đồng; khi có hành vi vi phạm liên quan đến y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế hoặc liên quan đến vấn đề khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và các trang thiết bị y tế thì mức phạt sẽ lên đến 5 triệu đồng; Trong hành vi vi phạm nếu xuất hiện tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cá nhân này cũng có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu giá trị của những tang vật, phương tiện này không quá 6 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về dân số; còn đối với hành vi vi phạm về y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, các chế độ khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế thì mức phạt 10 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi này;
Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tùy thuộc vào hành vi vi phạm nhất định đã được quy định tại điểm c và d Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020. Với quy định pháp luật hiện hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được trao thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến đơn thuốc kháng HIV không đúng thẩm quyền và điều kiện.
Theo đó, người kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có hành vi vi phạm trong việc thực hiện hành vi này thì sẽ bị phạt tiền cao nhất là 3 triệu đồng thông qua thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của