Đèn tín hiệu giao thông là một trong những hình thức báo hiệu vô cùng quan trọng, có vai trò điều khiển người tham gia giao thông phải nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông đường bộ. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì vị trí và độ cao lắp đặt của đèn tín hiệu giao thông được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định vị trí, độ cao lắp đặt của đèn tín hiệu giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, có quy định cụ thể về vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông đường bộ. Theo đó, đèn tín hiệu giao thông đường bộ cần phải tuân thủ quy định về vị trí và độ cao lắp đặt như sau:
-
Mặt đèn tín hiệu giao thông đường bộ trong quá trình lắp đặt cần phải quay về hướng đi của người tham gia giao thông đường bộ;
-
Khi đèn tín hiệu giao thông đường bộ bố trí theo chiều thẳng đứng trên các cột thì cần phải đặt trên lề đường, đặt trên dải phân cách, chiều cao vị trí thấp nhất của đèn tín hiệu giao thông đường bộ bắt buộc phải đáp ứng từ 1.7m đến 5.8m, đồng thời khoảng cách từ đèn tín hiệu giao thông đường bộ kéo dài đến mép phần đường phương tiện lưu thông cần phải đáp ứng từ 0.5m đến 2m;
-
Đèn tín hiệu giao thông được bộ trong trường hợp được đặt theo chiều ngang, thì cần phải đáp ứng chiều cao tối thiểu là 5.2m, tối đa chiều cao của đèn tín hiệu giao thông trong trường hợp này là 7.8m tính từ điểm thấp nhất của đèn tín hiệu giao thông đường bộ đến mặt đường, hoặc tính đến mặt vỉa hè của đường bộ;
-
Đèn tín hiệu giao thông đường bộ được bố trí phù hợp, quá trình bố trí đèn tín hiệu giao thông đường bộ giao cho người tham gia giao thông có thể nhìn thấy đèn tín hiệu từ xa, đáp ứng đầy đủ điều kiện để người tham gia giao thông có thể phản ứng kịp thời, giảm tốc độ và dừng xe an toàn theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể cho phép kết hợp việc đặt đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên cột điện hoặc những vật kiến trúc cố định khác trên đường bộ, tuy nhiên trong quá trình kết hợp phải đảm bảo những tiêu chuẩn kĩ thuật đặt đèn tín hiệu giao thông đường bộ về vị trí, về độ cao, về khoảng cách quan sát an toàn thấy đèn tín hiệu giao thông đường bộ của những người tham gia giao thông căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, và đồng thời cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ;
-
Đèn tín hiệu giao thông đường bộ được đặt trên từng nhánh đường bộ, ngay trước nút giao theo chiều đi của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Tùy theo từng trường hợp khác nhau, hoàn toàn có thể bổ sung đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên cột cần vưin, trên giá long môn phía bên kia nút giao theo chiều đi của các phương tiện để tiếp tục nhắc lại các phương tiện tuân thủ quy định của pháp luật, thuận tiện hơn cho quá trình quan sát của các phương tiện;
-
Đèn tín hiệu giao thông đường bộ được đặt tại khu dân cư cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, tức là trong khu vực đông dân cư, hoặc trong các khu vực đô thị có đoạn đường hẹp, đèn tín hiệu giao thông đường bộ có thể được bố trí trên thân cột thẳng đứng, được đặt bên đường phía tay phải của chiều đường đối với các phương tiện di chuyển, hoặc cũng có thể được đặt ngay trước vạch dừng/đỗ xe;
-
Độ lớn, kích thước của đèn tín hiệu, và độ sáng của đèn tín hiệu giao thông đường bộ phải thiết kế phù hợp với điều kiện khai thác, có thể nhìn thấy dễ dàng trong điều kiện bình thường và trong điều kiện đặc biệt, người tham gia giao thông hoàn toàn cũng có thể nhìn thấy trong trường hợp tham gia giao thông bị ngược ánh sáng mặt trời.
2. Đèn tín hiệu giao thông đường bộ do cơ quan, cá nhân nào chịu trách nhiệm tổ chức lắp đặt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về công trình báo hiệu đường bộ. Theo đó:
-
Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm các công trình cơ bản như sau: Đèn tín hiệu giao thông đường bộ, biển báo hiệu giao thông, rào chắn bảo vệ, tường bảo vệ, cột cây số, vạch kẻ đường giao thông đường bộ, các công trình báo hiệu khác;
-
Đường bộ trước khi đưa vào sử dụng bắt buộc phải được lắp đầy đủ hệ thống công trình biển báo hiệu đường bộ, đồng thời được thiết kế phù hợp với phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Không được gắn các công trình biển báo hiệu đường bộ có các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ đó.
Theo đó thì có thể thấy, đèn tín hiệu giao thông đường bộ được xem là một trong những loại công trình báo hiệu đường bộ.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về vấn đề tổ chức giao thông và điều khiển giao thông. Theo đó:
-
Tổ chức giao thông bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Phân làn đường, phân luồng xe chạy, phân tuyến đường, quy định cụ thể về thời gian đi lại cho người và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác, quy định cụ thể về các đoạn đường cấm di chuyển, các đoạn đường một chiều, nơi cấm dừng đỗ, nơi cấm quay đầu phương tiện, lắp đặt đầy đủ biển báo hiệu đường bộ, thông báo khi có sự thay đổi về vấn đề phân tuyến đường, có sự thay đổi về thời gian đi lại tạm thời hoặc thay đổi thời gian đi lại lâu dài, thực hiện đầy đủ các biện pháp cấp cứu trong trường hợp có sự cố xảy ra trên thực tế, thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết có liên quan về đi lại trên đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông được diễn ra thông suốt;
-
Trách nhiệm của các tổ chức giao thông được quy định cụ thể như sau: Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải là chủ thể có thẩm quyền chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý của mình;
-
Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông được quy định cụ thể như sau: Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chỉ huy giao thông, điều khiển giao thông trên đường bộ, hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành đầy đủ quy tắc an toàn giao thông đường bộ, trong trường hợp có tình huống ách tắc giao thông xảy ra hoặc khi có yêu cầu cần thiết để đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, cảnh sát giao thông sẽ có quyền tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng đường, phân loại tuyến đường, tạm thời dừng/đỗ phương tiện.
Theo đó thì có thể nói, hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên các tuyến đường quốc lộ sẽ do bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải chịu trách nhiệm lắp đặt. Còn chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền chịu trách nhiệm tổ chức lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Hiệu lực của đèn tín hiệu giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, có quy định về hiệu lực của đèn tín hiệu giao thông đường bộ. Theo đó, ở những nơi có đoạn đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu giao thông đường bộ vừa có biển báo hiệu giao thông đường bộ, vạch sơn đường bộ, thì người điều khiển phương tiện bắt buộc phải tuân thủ theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông đường bộ. Trong trường hợp không sử dụng đèn tín hiệu giao thông đường bộ để điều khiển các phương tiện giao thông qua lại theo từng phần đường riêng biệt, khi đèn tín hiệu giao thông đường bộ có tác dụng cho toàn bộ phần đường xe chạy theo hướng xe đi đến. Trong trường hợp đèn tín hiệu giao thông đường bộ bị tắc hoặc có đèn tín hiệu màu vàng nhấp nhảy thì người điều khiển phương tiện cần phải tuân thủ theo biển báo hiệu giao thông đường bộ và tuân thủ theo vạch sơn kẻ đường theo thứ tự hiệu lực đã quy định.
Theo đó, và hiệu lực của đèn tín hiệu giao thông đường bộ thì đèn tín hiệu sẽ được ưu tiên hơn so với biển báo hiệu và vạch sơn kẻ đường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ;
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ.
THAM KHẢO THÊM: