Ưu tiên cao nhất trong quá trình nghiên cứu sản xuất các loại sản phẩm chăm sóc cho sức khỏe của con người đó là mang lại hiệu quả tốt nhất cho con người, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Dưới đây là quy định về yêu cầu đối với an toàn sản phẩm mỹ phẩm có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Quy định về yêu cầu đối với an toàn sản phẩm mỹ phẩm:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, các tổ chức và cá nhân cần phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, không có hại đối với sức khỏe của con người, có thể sử dụng trong điều kiện bình thường kèm theo những hướng dẫn thích hợp, ghi đầy đủ thông tin trên nhãn hàng hóa, có đầy đủ hướng dẫn sử dụng dành cho khách hàng, cung cấp đầy đủ các thông tin của nhà sản xuất và người chịu trách nhiệm đối với hàng hóa. Vì vậy, các loại sản phẩm nói chung và mỹ phẩm nói riêng khi đưa ra trên thị trường cần phải đảm bảo đầy đủ yếu tố an toàn. Theo quy định hiện nay thì yêu cầu đối với an toàn sản phẩm nói chung và an toàn sản phẩm mỹ phẩm nói riêng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng.
Sản phẩm mỹ phẩm có thể hiểu là một chế phẩm được sử dụng phục vụ cho đời sống con người, sản phẩm mỹ phẩm được sử dụng để tiếp xúc với bộ phận bên ngoài cơ thể của con người như da, hệ thống lông, móng tay, móng chân, cơ quan sinh dục ngoài và môi, răng, niêm mạc miệng, quá trình sử dụng sản phẩm mỹ phẩm hướng tới mục tiêu chính là để làm sạch, thay đổi diện mạo con người phải thay đổi hình thức, làm thơm, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể con người hoặc cũng có thể hướng tới mục tiêu giữ gìn cho cơ thể con người trong điều kiện tốt nhất.
Yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm cũng là một trong những chế định quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Thông tư
- Các tổ chức, các cá nhân theo quy định của pháp luật cần phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường, đảm bảo sản phẩm mỹ phẩm đó không có hại đối với sức khỏe con người khi sản phẩm mỹ phẩm được sử dụng trong điều kiện bình thường hoặc cũng có thể được sử dụng trong những điều kiện thích hợp theo hướng dẫn, hoàn toàn phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn hàng hóa, hướng dẫn sử dụng, cùng với những thông tin cơ bản khác được cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm;
- Nhà sản xuất, chủ sở hữu sản phẩm bắt buộc phải thực hiện thủ tục đánh giá đầy đủ tính an toàn sản phẩm mỹ phẩm trên mỗi loại sản phẩm theo Hướng dẫn đánh giá an toàn mỹ phẩm của ASEAN. Giới hạn kim loại nặng, vi sinh vật trong từng loại mỹ phẩm nhất định bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu và quy chế của ASEAN quy định cụ thể tại phụ lục số 06-MP. Thành phần công thức mỹ phẩm bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ theo phụ lục (Annexes) – và đây được xem là bản mới nhất của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
2. Các thành phần chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm mỹ phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 06/2011/TT-BYT, có quy định về các thành phần chất cấm, có thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, giới hạn hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm mỹ phẩm. Theo đó, các tổ chức và cá nhân không được đưa ra thị trường những sản phẩm mỹ phẩm có chứa các loại hoạt chất sau đây:
- Các sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm với điều kiện đi kèm được liệt kê cụ thể tại phụ lục II (Annex II);
- Các sản phẩm mỹ phẩm có chứa thành phần được liệt kê cụ thể trong phần thứ nhất của phụ lục III (hay còn được gọi là Annex III) với nồng độ vượt quá giới hạn, hàm lượng vượt quá giới hạn quy định hoặc nồng độ và hàm lượng nằm ngoài điều kiện cho phép;
- Các sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất màu khác với các loại chất được liệt kê cụ thể tại phụ lục IV (hay còn được gọi là Annex IV), ngoại trừ trường hợp các sản phẩm mỹ phẩm có chứa các chất màu cùng mục đích duy nhất là để nhuộm tóc;
- Các sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất màu được liệt kê cụ thể tại phụ lục IV (hay còn được gọi là Annex IV), được sử dụng ngoài điều kiện đã nêu ở trên;
- Các sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất bảo quản nằm ngoài các loại chất được liệt kê cụ thể tại danh mục trong phụ lục VI (hay còn được gọi là Annex VI);
- Các sản phẩm mỹ phẩm có chứa các chất bảo quản được liệt kê cụ thể tại phụ lục VI, với hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc với hàm lượng nằm ngoài điều kiện cho phép theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp các chất này được sử dụng với mục tiêu đặc biệt, hoàn toàn không liên quan đến công dụng là các loại chất bảo quản;
- Các loại sản phẩm mỹ phẩm có chứa các chất lọc tia tử ngoại nằm ngoài các thành phần được liệt kê cụ thể tại danh mục trong phụ lục VII;
- Các sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất lọc tia tử ngoại được liệt kê nằm trong phụ lục VII, tuy nhiên có hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc vượt quá điều kiện cho phép. Sự có mặt của các chất được liệt kê tại phụ lục II với hàm lượng nằm trong phạm vi thì vẫn sẽ được chấp nhận vì lý do kĩ thuật không thể tránh được, đồng thời vẫn đảm bảo đầy đủ yêu cầu và điều kiện về độ an toàn của mỹ phẩm căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 06/2011/TT-BYT.
3. Những sản phẩm mỹ phẩm chứa các thành phần nào thì được phép lưu thông trên thị trường?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư 06/2011/TT-BYT, có quy định cụ thể về những sản phẩm mỹ phẩm có chứa các thành phần sau đây thì vẫn sẽ được phép lưu thông trên thị trường. Cụ thể bao gồm:
- Các thành phần, các nguyên liệu được liệt kê cụ thể trong phụ lục III (hay còn được gọi là Annex III), phần số 02, trong giới hạn cho phép và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cho đến ngày được quy định cụ thể tại cột g của phụ lục III;
- Các loại sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất màu được liệt kê cụ thể tại phụ lục IV, phần 2, trong giới hạn cho phép và đồng thời đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn điều kiện được chấp nhận, cho đến ngày được quy định cụ thể trong phụ lục IV;
- Các loại sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất bảo quản được liệt kê cụ thể tại phụ lục VI, phần 2, trong giới hạn cho phép và đồng thời đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn được chấp nhận, cho đến ngày được đề cập cụ thể tại cột f của phụ lục VI. Tuy nhiên cần phải lưu ý, một vài thành phần trong số các loại chất bảo quản được liệt kê này hoàn toàn có thể được sử dụng ở hàm lượng khác với mục đích cụ thể phải đồng thời được tại hiện rõ ràng trong dạn trình bày của từng loại sản phẩm mỹ phẩm nhất định;
- Các loại sản phẩm mỹ phẩm có chứa các chất lọc tia tử ngoại được quy định cụ thể trong phần 2 của phụ lục VI (hay còn được gọi là Annex VII), trong giới hạn cho phép và đồng thời đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn đã quy định, cho đến ngày được đề cập cụ thể tại cột f của phụ lục VII. Đồng thời cần phải lưu ý, quy định về việc sử dụng các loại chất nằm trong phụ lục Annexes nêu trên hoàn toàn có thể được thay đổi theo quyết định của chủ thể có thẩm quyền đó là Hội đồng mỹ phẩm ASEAN. Các quy định này đồng thời cũng sẽ tự động được cập nhật và có giá trị tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm;
+ Thông tư 32/2019/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 và Phụ lục số 01-MP Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
THAM KHẢO THÊM: