Ngày nay khi thời đại công nghệ số ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các loại hình như xuất bản phẩm điện tử để thay thế các dịch vụ truyền thông ngày càng tăng mạnh. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử?
Mục lục bài viết
1. Quy định về xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử:
1.1. Thủ tục đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử:
Theo quy định của pháp luật hiện nay cụ thể là căn cứ tại Thông tư 01/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật. Nhìn chung thì hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn đăng ký hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục xuất bản, in và phát hành về đề án hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì các chủ thể sẽ tiến hành nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là Cục xuất bản, in và phát hành. Các chủ thể có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
Bước 3: Sau khi nhận bộ hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và phê duyệt. Nhà xuất bản phải có đề án hoạt động xuất bản điện tử, các tổ chức và cá nhân phải có đề án phát hành xuất bản phẩm điện tử để gửi tới Cục xuất bản, in và phát hành. Trong thời hạn mười lăm ngày theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày nhận đề án, thì Cục xuất bản, in và phát hành cần phải xem xét và có ý kiến thẩm định đề án bằng văn bản theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 4: Sau đó, trong thời hạn 60 ngày được tính kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Cục xuất bản, in và phát hành, các chủ thể là nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân phải triển khai thực hiện đề án theo ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hồ sơ đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử để gửi tới Cục xuất bản, in và phát hành.
Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử thì, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục xuất bản, in và phát hành sẽ phải có trách nhiệm trong việc kiểm tra quá trình triển khai đề án và có văn bản xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, còn đối với trường hợp không xác nhận đăng ký thì phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 6: Các chủ thể nhận kết quả sau quá trình thực hiện thủ tục hành chính, đó là giấy xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản/phát hành xuất bản phẩm điện tử.
1.2. Yêu cầu và điều kiện để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử:
Nhìn chung thì trong quá trình tiến hành hoạt động đăng ký xuất bản/phát hành xuất bản phẩm điện tử, thì cần phải đáp ứng các yêu cầu và điều kiện sau đây:
Thứ nhất, cần phải đáp ứng điều kiện về thiết bị và công nghệ để tiến hành hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử, cụ thể như sau:
– Phải có máy chủ đặt trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Phải có đường truyền kết nối với mạng internet được đăng ký hợp pháp để tiến hành hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử trên mạng internet theo đúng quy định của pháp luật;
– Có giải pháp kỹ thuật để tiến hành hoạt động kiểm soát việc xuất bản và kiểm soát việc phát hành xuất bản phẩm điện tử, trong đó bao gồm việc phát hành và loại bỏ, hoặc khôi phục tình trạng ban đầu;
– Phải có hệ thống lưu trữ đảm bảo và đáp ứng theo đúng yêu cầu kỹ thuật sử dụng trong mục đích lưu trữ các xuất bản phẩm điện tử đã tiến hành hoạt động xuất bản và phát hành trên thực tế, xuất bản phẩm điện tử sẽ cần phải được lưu trữ một cách cẩn thận và phải bảo đảm yêu cầu về tính xác thực, phải đảm bảo về tính kiện toàn và an toàn thông tin, cũng như có khả năng truy cập ngay từ khi được tạo lập;
– Phải có chứng thư số hợp pháp theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, và đồng thời cũng cần phải tuân thủ theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn đối với xuất bản phẩm điện tử.
Thứ hai, cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn về nhân lực kĩ thuật trong quá trình điều hành và quản lý xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử, cụ thể như sau:
– Nhân lực cần phải được đào tạo về công nghệ thông tin và đảm bảo sự hiểu biết ở mức nhất định;
– Trình độ vận hành của các nhân lực phải đáp ứng theo yêu cầu, phải có khả năng quản lý tốt các thiết bị và có giải pháp kỹ thuật tiên tiến để xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử trên thực tế.
Thứ ba, cần phải có một số biện pháp kĩ thuật trong quá trình điều hành và quản lý xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, cụ thể như sau:
– Cần phải có một số giải pháp kỹ thuật để chống lại hành vi xâm nhập trái phép thông qua hệ thống mạng internet gây ảnh hưởng đến quá trình xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử;
– Cần phải có quy trình nghiệp vụ xử lý về sự cố an toàn và an ninh thông tin theo quy định của pháp luật;
– Cần phải có quy trình nghiệp vụ trong việc xác định sự can thiệp làm thay đổi nội dung cơ bản của các xuất bản phẩm điện tử;
– Cần phải có một số giải pháp kỹ thuật kiểm soát bản quyền trong hoạt động xuất bản và xuất bản phẩm điện tử, cụ thể: Có các thiết bị và phần mềm kĩ thuật chống sao chép trái quy định của pháp luật một phần hoặc toàn bộ nội dung của các xuất bản phẩm điện tử, có các biện pháp xác thực tính hợp pháp của người sử dụng khi họ truy cập và sử dụng các xuất bản phẩm điện tử, đồng thời cũng đảm bảo tính riêng tư và bảo vệ thông tin cá nhân của những người truy cập, có các điều khoản thông báo về trách nhiệm chấp hành theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình xuất bản và quyền sở hữu trí tuệ đối với người sử dụng trước khi họ truy cập và sử dụng các xuất bản phẩm điện tử.
Thứ tư, tên miền internet Việt Nam để thể hiện xuất bản phẩm điện tử và phát hành xuất bản phẩm điện tử trên mạng internet phải là tên miền “.vn” phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Những nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật xuất bản năm 2018 hiện hành, có ghi nhận về những nội dung bị cấm xuất bản, cụ thể như sau:
– Tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc phá hoại khối đại đoàn kết của toàn dân tộc;
– Tuyên truyền gây kích động chiến tranh và gây thù hằn giữa các dân tộc anh em với nhau trên địa bàn cả nước;
– Kích động bạo lực và truyền bá những tư tưởng phản động kèm theo lối sống dâm ô và đồi truỵ, kích động lối sống tệ nạn xã hội và hiện tượng mê tín dị đoan, đồng thời phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
– Tiết lộ bí mật nhà nước và bí mật đời tư của các cá nhân hoặc các bí mật khác trái quy định của pháp luật;
– Xuyên tạc sự thật và xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng từ trước đến nay;
– Xúc phạm dân tộc và xúc phạm các vị anh hùng, xúc phạm danh nhân văn hóa, không thể hiện hoặc thể hiện không đúng về chủ quyền quốc gia, thực hiện các hành vi vu khống và bịa đặt gây xúc phạm đến uy tín của các chủ thể trong xã hội.
3. Mức xử phạt vi phạm đối với hành vi sai phạm trong hoạt động xuất bản phẩm điện tử:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Luật xuất bản năm 2018 hiện nay, có ghi nhận về xử phạt vi phạm đối với hành vi sai phạm trong hoạt động xuất bản phẩm điện tử, cụ thể như sau: xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì sẽ bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy theo tính chất cùng với mức độ vi phạm khác nhau mà có thể xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể thì hướng xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản phẩm điện tử đó là, đối với những xuất bản phẩm có vi phạm thì sẽ bị đình chỉ phát hành có thời hạn, và tùy theo tính chất cùng với mức độ vi phạm khác nhau, mà phải tiến hành hoạt động sửa chữa mới được phát hành, hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, hoặc bị tiêu hủy theo quy định.
Từ những phân tích ở trên thì có thể thấy, đối với các xuất bản phẩm điện tử có vi phạm sẽ bị xử lý theo các phương hướng như sau:
– Bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử;
– Bị đình chỉ phát hành có thời hạn;
– Sửa chữa mới được phát hành;
– Bị tịch thu, hoặc thu hồi, hoặc cấm lưu hành, hoặc tiêu hủy.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xuất bản năm 2018;
– Thông tư 01/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và
– Quyết định 476/QĐ-BTTTT đính chính Thông tư 01/2020/TT-BTTTT hướng dẫn Luật Xuất bản.