Thừa phát lại hiện nay đã trở thành một nghề, một chế định bổ trợ tư pháp mới, bổ trợ cho hoạt động của các cơ quan tư pháp. Vậy quy định về xử phạt vi phạm trong hoạt động Thừa phát lại được ghi nhận với nội dung thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về xử phạt vi phạm trong hoạt động thừa phát lại:
Thừa phát lại được hiểu là những cá nhân có đủ những tiêu chuẩn đã được nhà nước bổ nhiệm để thực hiện công việc tống đạt, lập vi bằng hoặc tiến hành xác minh điều kiện thi hành án dân sự sau khi Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định giải quyết, cá nhân này còn có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Hiểu đơn giản, tống đạt chính là quá trình tiến hành việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ tài liệu được thực hiện bởi Thừa phát lại theo đúng quy định và pháp luật đã đề ra; Lập vi bằng chính là việc soạn thảo đi một văn bản ghi nhận sự kiện hành vi đó diễn ra trên thực tế và các bên hoàn toàn tự nguyện nguyện với nhau không có dấu hiệu ép buộc. Chỉ các cá nhân nào được coi là thừa phát lại mới được trực tiếp thực hiện việc chứng kiến và lập theo yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.
Thừa phát lại giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hai hoạt động như tống đạt hoặc lập vi bằng đã phân tích ở trên chính vì vậy nếu mà hoạt động của thừa phát lại có xảy ra vi phạm thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt theo đúng quy định. Căn cứ theo điều 69 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì xử lý vi phạm trong hoạt động thừa phát lại được quy định như sau:
– Xét trên thực tế, trong quá trình hoạt động mà thừa phát lại có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này tùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ có mức xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự bồi thường thiệt hại nếu xảy ra thiệt hại nếu một với cá nhân tổ chức theo đúng quy định pháp luật;
– Nếu văn phòng thừa phát lại có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này cũng sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính, nếu xảy ra gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác thì cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
– Trách nhiệm xử lý vi phạm trong hoạt động của thừa phát lại không chỉ áp dụng đối với văn phòng thừa phát lại hoặc người thừa phát lại mà người yêu cầu thừa phát lại thực hiện công việc có hành vi cung cấp các thông tin tài liệu sai sự thật, với mục đích lừa dối sử dụng giấy tờ văn bản giả mạo, sửa chữa tẩy xóa giấy tờ hoặc bằng mọi biện pháp sử dụng các văn bản trái pháp luật hoặc có hành vi gian dối khác thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính chất, mức độ vi phạm và đưa ra mức xử phạt vi phạm hành chính; đối với mức độ nguy hiểm cho xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại trong cá nhân tổ chức khác thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định mà pháp luật đã đề ra;
– Trong nghị định này cũng nêu rõ hành vi của người có chức vụ, quyền hạn nhưng lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi ích hợp pháp của thừa phát lại hoặc văn phòng thừa phát lại hoặc cản trợ Thừa phát lại, Văn phòng thừa phát lại thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất mức độ hành vi vi phạm đã được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra trên thực tế;
– Có một thực tế liên quan đến điều kiện hành nghề thừa phát lại diễn ra tương đối phổ biến đó là cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thừa phát lại mà lại hành nghề dưới hình thức trái với quy định thì bắt buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm này và nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự bồi thường thiệt hại nếu có;
– Xét đến điều kiện hoạt động của tổ chức thừa phát lại mà tổ chức không đủ điều kiện thực hiện công việc này mà lại hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng phải bắt buộc chấm dứt hành vi vi phạm xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại nếu có.
2. Quy định về việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động của Thừa phát lại?
Căn cứ Điều 70 nhị định 08/2020/NĐ-CP thì việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động của Thừa phát lại được quy định như sau:
– Cá nhân, tổ chức muốn thực hiện quyền khiếu nại liên quan đến các vấn đề về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Thừa phát lại; thực hiện hoạt động đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại; trong trường hợp tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại; các vấn đề liên quan việc thành lập, đăng ký hoạt động, chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại thì sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại;
– Để giải quyết vấn đề khiếu nại về tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân thì pháp luật tố tụng được áp dụng trên thực tế để giải quyết;
– Trong trường hợp khi thực hiện việc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự được thực hiện như sau:
+ Nếu có sự đề nghị từ cá nhân giữ chức vụ là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại thì sẽ tiến hành việc khiếu nại liên quan đến việc ra hoặc không ra quyết định thi hành án;
+ Đối với mỗi trường hợp khiếu nại khác nhau thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền đứng ra giải quyết. Trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án là Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thì Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu trong thời hạn 30 ngày tính từ từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
Nếu sau khi được giải quyết khiếu nại mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Thời gian để thực hiện iair quyết khiếu nại lần 2 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự là trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành bởi Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành;
+ Trường hợp cá nhân có thẩm quyền ra quyết định thi hành án là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thì Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại lần đầu. Thời gian để thực hiện nghĩa vụ này là trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
Nếu thực hiện khiếu nại lần hai thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;
Khiếu nại hành vi của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại:
+ Đối với các vụ việc được giải quyết bởi Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thì những quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 55 của Nghị định này có khiếu nại sẽ được Chi cục trưởng giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại về hành vi của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Thời gian để giải quyết vấn đề này là trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
Nếu kết quả giải quyết khiếu nại lần 1 chưa thỏa đáng thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự. Thời gian để Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nạia. Quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành;
+ Đối với các vụ việc được thực hiện bởi Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 55 của Nghị định này thì người giữu vị trí là Cục trưởng sẽ giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại về hành vi của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
Khiếu nại lần hai sẽ được giai quyết bởi Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành;
+ Thời hạn giải quyết khiếu nại có sự khác nhau nhất định bởi vì trường hợp ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại;
+ Trong một số trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại về thi hành án đã có hiệu lực thi hành.
3. Trách nhiệm của Bộ, Cơ quan ngang bộ về xử phạt vi phạm trong hoạt động Thừa phát lại:
Để quá trình tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện theo đúng quy định thì trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với vấn đề này được đề cập cụ thể, trong đó thể hiện rõ về trách nhiệm của các bộ và cơ quan ngang bộ liên quan đến việc kiểm soát tổ chức và hoạt động của thời phát lại. Căn cứ theo Điều 67 Nghị định 08/202/NĐ-CP đối với việc quản lý nhà nước xử lý vi phạm giải quyết khiếu nại tố cáo giải quyết tranh chấp và kiểm soát hoạt động của thực vật lại thuộc thẩm quyền của bộ và cơ quan ngang bộ
– Cá nhân đang giữ vị trí là Bộ trưởng Bộ công an có trách nhiệm trong quá trình hướng dẫn trại giam về việc thu các khoản tiền hoặc những tài sản mà người phải thi hành án nộp trong trường hợp người phải thi hành án đang phải chịu chấp hành hình phạt tù;
– Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ tài chính được giao trách nhiệm trong việc hướng dẫn kho bạc nhà nước hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cơ quan thuế và các cơ quan đơn vị trực thuộc phối hợp với thừa phát lại để hỗ trợ xác minh điều kiện thi hành án của cá nhân, tổ chức và tiến hành tổ chức thi hành án theo đúng quy định mà Nghị định này và pháp luật khác có liên quan hướng dẫn.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.