Mức xử phạt vi phạm trật tự xây dựng? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp liên quan đến trật tự xây dựng? Thẩm quyền xử phạt vi phạm trật tự xây dựng của chủ tịch UBND các cấp?
Khi tiến hành hoạt động xây dựng công trình thì việc quản lý trật tự xây dựng có ý nghĩa rất lớn. Hoạt động quản lý trật tự xây dựng được tiến hành xuyên suốt trong quá trình khởi công đến khi công trình đó được đưa vào hoạt động để đảm bảo an toàn và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Vậy khi thực hiện thi công công trình mà xảy ra sai phạm thì quy định về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vi phạm trật tự xây dựng:
1.1. Hình thức xử phạt chính:
Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng cụ thể như sau:
– Các hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình mà không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định thì tùy vào công trình xây dựng, mức xử phạt được quy định khác nhau, cụ thể:
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Việc xây dựng mà có hành vi không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công thì mức xử phạt như sau:
+ Đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Tiến hành xây dựng nhưng không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng thì mức xử phạt như sau:
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
– Đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn mà tiến hành tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp thì mức xử phạt cụ thể:
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.
– Với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, làm lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác thì mức xử phạt như sau:
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
– Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới mà có hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp thì mức xử phạt được quy định:
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
– Với những công trình xây dựng mà theo quy định bắt buộc phải có giấy phép xây dựng nhưng khi tổ chức thi công xây dựng công trình lại không có giấy phép xây dựng thì mức xử phạt là:
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.
– Đối với hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì bị xử phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
– Việc xây dựng với những công trình phải được phê duyệt mà thi công xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt đó thì xử phạt:
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.
– Khi tiến hành thi công xây dựng công trình mà có hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc lấn chiếm không gian của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung thì mức xử phạt như sau:
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
– Đối với các công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp
– Đối với những hành vi vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đã bị người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính mà tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
– Với những hành vi vi phạm khi thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn; thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới; thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt; công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất mà tái phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng;
+ Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng.
1.2. Các hình phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) mà tiếp tục vi phạm;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 09 tháng (nếu có) đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) mà tiếp tục tái phạm;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 09 tháng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng đã bị xử phạt mà tiếp tục tái phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt).
1.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định;
+ Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công; không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng;
+ Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn; thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới; thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt; công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất mà tái phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp liên quan đến trật tự xây dựng:
2.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 164 Luật xây dựng năm 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
– Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ; chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng; ban hành văn bản theo thẩm quyền;
– Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan ngang bộ khác tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra và theo dõi, giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do mình quản lý và thực hiện chịu trách nhiệm liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;
– Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm để tổng hợp, theo dõi về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của địa phương gửi Bộ Xây dựng;
– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc về đầu tư xây dựng;
– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 Luật xây dựng năm 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã có trách nhiệm:
– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn theo phân cấp;
– Phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp trên tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công trên địa bàn do mình quản lý;
– Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của địa phương để tổng hợp, theo dõi gửi Ủy ban nhân dân cấp trên;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm trật tự xây dựng của chủ tịch UBND các cấp:
3.1. Thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp xã:
Khi có hành vi vi phạm về trật tự xây dựng thì Chủ tịch UBND cấp xã có quyền áp dụng các hình thức xử phạt:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền vi phạm đến 10.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu giá trị tang vật, phương tiện không vượt quá 20.000.000 đồng;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
3.2. Thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp huyện:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền với mức tối đa đến 200.000.000 đồng;
– Có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm; Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng; Những biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
3.3. Thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp tỉnh:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền: đối với hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà thì mức phạt đến 300.000.000 đồng; đối với hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản mức phạt đến 1.000.000.000 đồng;
– Được quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm; Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng; Những biện pháp khác theo quy định của pháp luật.