Quy định về đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm. Tiêu chí để tiến hành phân loại, xếp loại viên chức theo quy định hiện hành. Dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá viên chức hoàn thành / hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm.
Thời điểm cuối năm là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với những người đang làm viên chức. Bởi lẽ đây là giai đoạn phải thực hiện việc đánh giá, xếp loại cuối năm. Những quy định về việc đánh giá xếp loại cuối năm được thực hiện và quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về vấn đề này, cũng như hỗ trợ cho những ai đang phải thực hiện công việc đánh giá xếp loại viên chức cuối năm.
Luật sư tư vấn quy định về xếp loại, đánh giá viên chức cuối năm: 1900.6568
1.Cơ sở pháp lý
–
2.Giải quyết vấn đề
2.1. Quy định về nguyên tắc đánh giá, xếp loại viên chức
Đối với mỗi vấn đề được đánh giá thì việc áp dụng các nguyên tắc khi đánh giá và xếp loại rất quan trọng và đối với nội dung về đánh giá, xếp loại viên chức được quy định tại Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
1. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, ta có thể thấy đối với mỗi nội dung về đánh giá xếp loại thì yếu tố đầu tiên cần đảm bảo đó là tính khách quan, công bằng. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng bởi nó sẽ là kim chỉ nam để thực hiện trong suốt quá trình đánh giá viên chức.
2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Song, bên cạnh việc đảm bảo tính khách quan thì việc căn cứ vào từng vị trí công tác, đơn vị công tác, nhiệm vụ công tác của mỗi đối tượng viên chức để đánh giá và xếp loại sao cho đúng với năng lực cũng là một trong những yêu cầu rất quan trọng khi đánh giá. Bởi lẽ phải tiến hành sắp xếp đúng vị trí, chức vụ để đánh giá theo đúng yêu cầu có hoàn thành mục tiêu, chất lượng công việc đề ra hay không thì việc đánh giá xếp loại mới chính xác và khả quan theo đúng nguyên tắc được quy định
3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ
Bện cạnh các yêu cầu nguyên tắc về tính khác quan, công bằng, phụ thuộc vào vị trí công tác thì việc tính toán thời gian làm việc thực tế của viên chức cũng rất quan trọng. Sỡ dĩ phải tính cả thời gian làm việc thực tế vì trong trường hợp viên chức là nữ giới thì trong năm sẽ có thời gian nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng. Do đó việc hoàn thành và đánh giá công việc cũng phải được thực hiện sao cho phù hợp để có được sự hài hòa và công bằng giữa các viên chức
2.2.Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại viên chức
Đối với nội dung về đánh giá xếp loại viên chức thì ngoài vấn đề về nguyên tắc áp dụng, chúng ta còn phải áp dụng những tiêu chí chung để đánh giá với viên chức dựa trên các tiêu chí chung như sau:
Thứ nhất, về chính trị tư tưởng:
Đối với nội dung về chính trị tư tưởng thì viên chức đó phải chấp hành và tuân thủ các quy định pháp luật bên cạnh việc chấp hành các chủ chương, các đường lối của Đảng và Nhà nước. Đảm bảo nghiêm túc và tự giác thực hiện nguyên tắc phê bình và tự phê bình để tự rút kinh nghiệm cũng như nhận ra khuyết điểm của bản thân trong quá trình làm việc, công tác. Luôn giữ vững lập trường trước những cám dỗ và khó khăn, trước những thế lực thù địch chống phá Nhà nước.Luôn lấy dân làm chủ, dân làm gốc để phấn đấu trong công việc. Có ý thức tự học, tự nghiên cứu và tìm hiểu trau dồi kiến thức để phát triển bản thân
Thứ hai,về đạo đức lối sống:
Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng để đưa ra đánh giá đối với viên chức. Đối với nội dung về đạo đức lối sống thì viên chức không được tham ô, tham nhũng, không được để diễn ra tình trạng tiêu cực, lãng phí, không được hách dịch , coi thường hay bỏ bê không quan tâm tới dân. Phải thực hiện lối sống trung thực, chân thành, gần gũi với dân, thực hiện lối sống giản dị và cần kiệm liêm chính.
Thứ ba, về tác phong, lề lối làm việc
Đối với tác phong làm việc phải chủ động,linh hoạt trong mọi nội dung công việc. Luôn luôn phải nhanh nhẹn, sáng tạo, dám đưa ra ý kiến, dám thực hiện ý tưởng. Có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc,không quản khó khăn,vất vả. Phải có thái độ ứng xử chuẩn mực với dân,với cấp trên và với lãnh đạo tại nơi công tác,nơi làm việc
Thứ tư, về ý thức tổ chức kỷ luật
Luôn luôn chấp hành theo sự phân công của cấp trên, của tổ chức, của lãnh đạo nơi làm việc. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, quy chế, nội quy của cấp trên, của tổ chức, của lãnh đạo nơi làm việc. Đối với nội dung báo cáo cần thực hiện một cách nghiêm túc, kê khai chính xác, đầy đủ theo đúng yêu cầu của cấp trên, của tổ chức, của lãnh đạo nơi làm việc.
Thứ năm, về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
Đối với nội dung về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao được chia thành hai vấn đề chính như sau :
+ Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý:
Nghiêm túc thực hiện việc quản lý,kiểm tra, thanh tra, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Nghiêm túc đảm bảo các nguyên tắc trong quá trình làm việc để tránh các việc khiếu nại, tố cáo, sai xót trong quá trình làm việc và xử lý công việc. Đồng thời khi tiếp nhận được các đơn tố cáo,khiếu nại của dân thì cần nhanh chóng giải quyết, hỗ trợ cho dân
+ Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
Phải thực hiện lối sống trung thực, chân thành, gần gũi với dân, thực hiện lối sống giản dị và cần kiệm liêm chính.Nhất là trong quá trình làm việc để tránh các việc khiếu nại, tố cáo.Luôn luôn chấp hành theo sự phân công của cấp trên, của tổ chức, của lãnh đạo nơi làm việc. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, quy chế, nội quy của cấp trên, của tổ chức, của lãnh đạo nơi làm việc.
3.Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư Luật Dương gia, tôi có một vấn đề cần Luật sư Luật Dương gia tư vấn cho tôi như sau:Tôi đang là giáo viên 1 trường trung học phổ thông và đang mang thai tháng thứ 5. Trong thời gian vừa qua, tôi bị vi phạm quy chế chuyên môn. Như vậy, tôi có bị xếp loại viên chức cuối năm là không hoàn thành nhiệm vụ không? Xin cảm ơn Luật sư Luật Dương gia đã hỗ trợ.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
2. Luật sư tư vấn:
Đối với viên chức, căn cứ đánh giá xếp loại viên chức được áp dụng dựa trên các tiêu chí khác nhau. Nội dung đánh giá dựa vào các tiêu chí gồm:
– Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;
– Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức.
Theo Luật viên chức năm 2010 này thì phân loại đánh giá viên chức hàng được được phân loại các mức theo quy định Điều 42 như sau:
– Hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân loại như sau:
– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
– Hoàn thành nhiệm vụ;
– Không hoàn thành nhiệm vụ.
Đối với trường hợp viên chức bị phân loại đánh giá viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ nếu viên chức có một trong các tiêu chí quy định tại Điều 28 Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức như sau:
“Điều 28. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;
d) Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;
đ) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;
e) Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;
g) Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị;
h) Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật.
2. Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;
c) Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật;
d) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.”
Như vậy, dù trong trường hợp bạn là viên chức quản lý hay viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ bị phân loại và đánh giá viên chức không hoàn thành nhiệm vụ theo nội dung nêu trên.