Một số quy định về chứng cứ trong tố tụng dân sự? Một số quy định về vật chứng trong tố tụng dân sự?
Trên thực tế, chứng cứ là một yếu tố quan trọng, giữ vai trò then chốt trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Chứng cứ giúp
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về chứng cứ trong tố tụng dân sự:
1.1. Chứng cứ là gì?
Theo Điều 93
” Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật thì chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án tự thu thập được theo trình tự, thủ tục do
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng những gì đương sự cung cấp chỉ là các căn cứ, bằng chứng, còn nếu muốn được coi là chứng cứ thì phải qua một quá trình chứng minh điều tra và phải được thẩm phán hoặc hội thẩm gọi chung là người tiến hành tố tụng ra quyết định.
1.2. Nguồn chứng cứ:
Nguồn tài liệu được xem là chứng cứ, bao gồm mười loại được quy định cụ thể tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cụ thể:
– Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử được xem là nguồn chứng cứ.
– Vật chứng được xem là nguồn chứng cứ.
– Lời khai của đương sự được xem là nguồn chứng cứ.
– Lời khai của người làm chứng được xem là nguồn chứng cứ.
– Kết luận giám định được xem là nguồn chứng cứ.
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được xem là nguồn chứng cứ.
– Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản được xem là nguồn chứng cứ.
– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập được xem là nguồn chứng cứ.
– Văn bản công chứng, chứng thực được xem là nguồn chứng cứ.
– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xem là nguồn chứng cứ.
Hiểu một cách đơn giản thì nguồn chứng cứ được hiểu là nơi rút ra các chứng cứ. Tòa án chỉ có thể thu thập các nguồn chứng cứ và thông qua các nguồn chứng cứ đó để rút ra chứng cứ. Bất kỳ một loại chứng cứ nào cũng nằm trong nguồn chứng cứ nhất định do pháp luật quy định cụ thể, nhưng không có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứng cứ nào thì đó nhất thiết trong đó sẽ chứa đựng chứng cứ.
1.3. Đặc điểm của chứng cứ:
Dựa theo quy định của pháp luật hiện hành, chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng có vai trò quyết định và là cơ sở quan trọng giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng để giải quyết vụ án dân sự. Chính bời vì vậy, để là một chứng cứ luôn cần phải đảm bảo ba yếu tố cụ thể: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp nhằm tìm ra sự thật khách quan. Trong đó:
– Tính khách quan: chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người và không được tạo ra chứng cứ.
– Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp hoặc có liên quan gián tiếp đến vụ việc dân sự đang được giải quyết.
– Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo đúng trình tự, thủ tục cụ thể do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
Ta nhận thấy, để trở thành một chứng cứ của vụ án dân sự, chứng cứ cần phải đáp ứng đủ ba đặc điểm cụ thể nêu trên. Như vậy, thì chứng cứ được xác định mới có vai trò và đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc tìm hiểu quy định về chứng cứ không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn góp phần quan trọng vào quá trình giải quyết vụ án.
2. Một số quy định về vật chứng trong tố tụng dân sự:
2.1. Khái quát chung về vật chứng trong tố tụng dân sự:
Vật chứng được dùng làm công cụ, phương tiện để gây ra những hành vi vi phạm; vật mang dấu vết của các hành vi vi phạm trên thực tế.
Vật chứng trong vụ án dân sự là nguồn chứng cứ vô cùng quan trọng mà thông qua đó có quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng có thẩm quyền có thể rút ra được chứng cứ chứng minh những tình tiết khác giúp cho việc giải quyết vụ án dân sự được đúng đắn.
Vật chứng bao gồm những vật thể được thu thập theo thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể và chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án dân sự, những vật này có giá trị chứng minh quan trọng đối với những tình tiết trong vụ án dân sự.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
2.2. Hình thức tồn tại của vật chứng:
Bất kỳ vụ việc dân sự nào cũng xuất hiện, diễn ra trong thế giới khách quan. Chính bởi vì thế mà những tình tiết, sự kiện, diễn biến của sự việc dân sự đều tồn tại trong thế giới vật chất. Và những tình tiết, sự kiện, diễn biến của sự việc dân sự đều sẽ để lại các dấu vết cụ thể trong thế giới vật chất của con người.
Vật chứng là một loại dấu vết vật chất, có tồn tại trên thực tế, có thể cầm, nắm, cảm nhận được.
Các dấu vết được coi là vật chứng của vụ án dân sự chính là sự phản ánh các mặt riêng lẻ của sự thật về vụ án được thu thập theo một trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể và là căn cứ cho việc xác định sự thật của vụ án, nhằm giải quyết đúng đắn và nhanh chóng các vụ việc dân sự.
2.3. Đặc điểm của vật chứng trong tố tụng dân sự:
Ngoài những đặc điểm chung của chứng cứ. Vật chứng còn có những đặc điểm cụ thể sau:
Thứ nhất: Vật chứng phải là những gì có thật, tồn tại dưới dạng vật thể.
Hiểu một cách đơn giản thì vật chứng trong tố tụng dân sự là tất cả những gì tồn tại bên ngoài thế giới khách quan có hình dạng, kích cỡ. Con người có thể xác định được bằng các giác quan của con người. Vật chứng tồn tại khách quan nó chứa đựng những thông tin, hình ảnh, sự kiện thực tế xảy ra trong hiện thực.
Thứ hai: vật chứng chứa đựng và phản ánh những thông tin, sự kiện thực tế kiên quan đến vụ án, sự liên quan này có thể ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp nhưng quan trọng phải nằm trong mối liên hệ tổng thể giữa các nội dung, vấn đề của vụ án dân sự.
Vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương tiện để thực hiện các hành vi vi phạm. Do vậy, vật chứng chứa đựng và phản ánh những thông tin, sự kiện thực tế kiên quan đến vụ án dân sự.
Thứ ba: Vật chứng được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng theo quy định của pháp luật. Và, vật chứng chỉ có thể được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự và thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
2.4. Quy định về xem xét vật chứng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm:
Theo Điều 256
“Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa.
Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với đương sự đến xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được.”
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì việc xem xét vật chứng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là một thủ tục bắt buộc. Chính bởi vì vậy, các chủ thể, cơ quan có thẩm quyền phải mang vật chứng hoặc ảnh của vật chứng ra phiên tòa để xem xét. Trong trường hợp nếu không đưa vật chứng hoặc ảnh của vật chứng ra phiên tòa dân sự sơ thẩm thì sẽ phải đọc biên bản xác nhận vật chứng theo đung quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện xem xét chứng cứ, khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với các đương sự trong vụ án dân sự đến xem xét tại chỗ đối với các vật chứng không thể được đưa đến phiên tòa.
Vật chứng là vật được các chủ thể có hành vi vi phạm sử dụng để làm công cụ, phương tiện thực hiện hành vi của mình. Chính vì thế vật chứng có giá trị chứng minh đối với các tình tiết trong vụ việc dân sự. Không chỉ việc xem xét vật chứng, ảnh mà tòa án còn có thể kiểm tra những chứng cứ vá các loại tài liệu khác có liên quan đến vụ án dân sự để có thể nhanh chóng làm sáng tỏ hơn cách vấn đề có liên quan đến vụ án.
Trong quá trình xem xét vật chứng, Hội đồng xét xử có thể hỏi những chủ thể là người tham gia tố tụng về vật chứng, về những tình tiết liên quan đến vật chứng. Những người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm về những vấn đề có liên quan đến vật chứng theo đúng quy định của pháp luật.