Cầm giữ tài sản là gì? Quy định về xác lập cầm giữ và chấm dứt cầm giữ tài sản?
Hiện nay, việc một người thực hiện việc giao tài sản của mình cho người khác để nhằm mục đích bảo vệ tài sản, bảo vệ quyền lợi của mình trong việc cầm cố và cầm giữ tài sản. Tuy đều là việc giao rất nhưng hai quy định này hoàn toàn khác nhau trong tính chất hoạt động. Bởi lẽ, cầm cố được xác định việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, còn cầm giữ là việc nắm giữ tài sản của hợp đồng trong vụ. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về quy định về xác lập cầm giữ và chấm dứt cầm giữ tài sản trong Bộ luật Dân sự được xác định như thế nào? Trong bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp tới bạn đọc các quy định về nội dung này, cu thể:
Cơ sở pháp lý:
1. Cầm giữ tài sản là gì?
Cầm giữ tài sản là một trong các khái niệm được quy định trong
Từ khái niệm được nêu ra ở trên thì tài sản cầm giữ được khẳng định là đối tượng của hợp đồng song vụ mà hợp đồng này đang do bên có quyền nắm giữ thực hiện việc cầm giữ tài sản. Do đó, đã phát sinh ra một số thắc mắc đó là, bên có quyền được nắm giữ tài sản trong những hợp đồng song vụ nào? và ngước lại thì đối với những bên có quyền không được nắm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ nào? Từ đầu đến giờ, thuật ngữ hợp đồng song vụ được nhắc đến rất nhiều, vậy hợp đồng song vụ dược hiểu như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng song vụ là hợp đồng theo đó các bên đều có các quyền và nghĩa vụ đối nhau. Bởi vậy mà xác định được trong một hợp đồng thì một bên có quyền yêu cầu bên kia thực hiện hoặc không được thực hiện các hành vi nhất định vì lợi ích của mình hoặc vì lợi ích của người thứ ba và ngược lại, phía bên kia của hợp đồng cũng có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định vì lợi ích của mình hoặc vì lợi ích của người thứ ba. Tuy nhiên, có thể xác định một điều rằng hợp đồng song vụ có thể là một hợp đồng có đặc điểm đền bù hoặc hợp đồng không có đặc điểm đền bù.
2. Quy định về xác lập cầm giữ và chấm dứt cầm giữ tài sản
Trên cơ sở dựa theo các điều luật quy định về cầm giữ tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cầm giữ được biết đến là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được xác lập trên cơ sở bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn. Ngoài ra, quy định này cũng khác với các biện pháp bảo đảm khác, bởi lẽ, cầm giữ không phát sinh từ thỏa thuận của các bên, mà từ ý chí chủ quan của bên mang quyền chiếm giữ tài sản đối với các tài sản được đưa gia trong hợp đồng song vụ. Bên cạnh đó thì tại Điều 347 Bộ luật này cũng có quy định về cắn cứ xác lập cầm giữ tài sản, thì cầm giữ tài sản do pháp luật quy định, mà không xác lập từ thỏa thuận của các bên trong quan hệ nghĩa vụ như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh, ký cược… Cầm giữ được xác lập dựa trên cơ sở theo quy định tại Điều 347 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Điều 347. Xác lập cầm giữ tài sản
1. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản”
Như vậy có thể thấy một điều rằng tự quy định này vừa từ khái niệm về cầm giữ tài sản thì việc xác lập cầm giữ tài sản đều dựa trên các đặc điểm nổi bật của hợp đồng song vụ đó chính là việc xác định các bên khi tham gia vào hợp đồng song vụ thì đều có quyền và thực hiện nghĩa vụ với nhau. Bởi vậy mà trong quan hệ hợp đồng song vụ cầm giữ tài sản được xác lập trong trường hợp nếu một bên nắm giữ tài sản của bên kia, yêu cầu bên kia phải thực hiện nghĩa vụ thì tài sản mới được chuyển giao, trong trường hợp họ không thực hiện nghĩa vụ, thì bên nắm giữ tài sản có quyền nắm giữ tài sản.
Bên cạnh đó quyền cầm giữ được sử dụng để bảo thực hiện nghĩa vụ trong một quãng thời gian nhất định, trong thời hạn đó nếu xuất hiện các yếu tố làm chấm dứt cầm giữ, thì biện pháp cầm giữ chấm dứt hiệu lực. Chính vì điều này mà tại Điều 350 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp làm chấm dứt cầm giữ, như sau:
“Điều 350. Chấm dứt cầm giữ
Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
2. Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.
3. Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
4. Tài sản cầm giữ không còn.
5. Theo thỏa thuận của các bên”.
Từ quy định này có thể hiểu được việc Bộ luật này quy định về việc cầm giữ là biện pháp đảm bảo an toàn mà pháp luật trao cho các bên trong quan hệ hợp đồng song vụ, mà không thỏa thuận xác lập biện pháp bảo đảm khác từ trước, nhưng vẫn có thể ép buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy cầm giữ chấm dứt trong 05 trường hợp, cụ thể:
Đầu tiên cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ được xác định là chấm dứt khi các bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế. Bởi vì, trong quan hệ hợp đồng song vụ, các bên đều có quyền và nghĩa vụ với nhau mà khi một bên có nghĩa vụ giao tài sản, một bên có nghĩa vụ giao tiền. Tuy nhiên, khi đến thời thời hạn, bên có nghĩa vụ giao tiền vì lý do nào đó mà không thực hiện nghĩa vụ của mình và quy định này nhằm mục đích để bảo đảm khả năng được thanh toán, bên có quyền có quyền chiếm giữ tài sản cho đến khi bên kia hoàn thành nghĩa vụ. Nhưng vì nguyên do nào đó mà bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế, mà cầm giữ là biện pháp bảo đảm được xác lập trên cơ sở bên cầm giữ trực tiếp chiếm giữ tài sản. Do đó, khi bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế thì biện pháp cầm giữ chấm dứt hiệu lực.
Thứ hai cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ được xác định là chấm dứt khi tài sản trong hợp đồng nà đã được sử dụng biện pháp bảo đảm thay thế trong trường hợp pháp luật cho phép các bên khi đã xác lập biện pháp bảo đảm, có thể thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác. Việc xác lập biện pháp đảm bảo nhằm mục đích tháy thế được hiểu là việc các bên trong hợp đồng song vụ thực hiện việc vứt bỏ cái cũ, thay vào cái mới, cái mới sẽ có hiệu lực thay thế cho cái cũ. Cũng chính vì thể mà khi các bên thỏa thuận xác lập biện pháp bảo đảm mới, thì biện pháp cầm giữ chấm dứt. Có thể do bên nghĩa vụ cần gấp tài sản cầm giữ, nhưng lại không đủ khả năng thanh toán, nên thỏa thuận xác lập biện pháp bảo đảm mới như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,…
Thứ ba cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ được xác định là chấm dứt khi nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này đã thực hiện xong. Cũng chính bởi vì một trong quá xác lập một biện pháp bảo đảm nào thì cũng nhằm mục đích để nhằm đảm bảo cho việc bên có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình. Vì vậy, khi nghĩa vụ đã được thực hiện đầy đủ, thì biện pháp bảo đảm cũng chấm dứt hiệu lực. Hợp đồng bảo đảm phát sinh đồng thời và tồn tại song song với nghĩa vụ chính, là hợp đồng phụ đảm bảo thực hiện hợp đồng chính. Do đó, nếu hợp đồng chính được thực hiện đầy đủ và chấm dứt hiệu lực với các bên, thì hợp đồng bảo đảm cũng chấm dứt nghĩa vụ của mình. Lúc này, bên cầm giữ phải trả lại tài sản cầm giữ cho bên có nghĩa.
Thứ tư, cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ được xác định là chấm dứt khi tài sản cầm giữ không còn. Bởi lẽ, theo như quy định của việc cầm giữ tài sản thì việc chiếm giữ tài sản trên thực tế, nhưng trong thời hạn cầm giữ vì nguyên nhân khách quan, hoặc chủ quan nào đó mà tài sản cầm giữ không còn, thì biện pháp cầm giữ chấm dứt. Ngoài ra thì bên cầm giữ không có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ giao tài sản để cầm giữ, mà các bên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng song vụ, bên vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Thứ năm, cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ được xác định là chấm dứt theo thỏa thuận của các bên, từ quy định này có thể xác định được một điều rằng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 được xác lập và quy định đều dựa theo các nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên trong quá trình giao dịch hoặc trong việc tham gia vào các loại hợp đồng khác. Mà đối với quy định về cầm giữ tài sản cũng thế, cầm giữ được xác lập trên cơ sở tự do, tự nguyện, theo ý chí của bên cầm giữ, mà không có sự bắt buộc của pháp luật, vì vậy các bên có thể dễ dàng thỏa thuận chấm dứt bảo đảm bất kỳ khi nào và được pháp luật tôn trọng.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quy định về xác lập cầm giữ và chấm dứt cầm giữ tài sản theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về cầm giữ tài sản khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!