Quy định về việc truy thu bảo hiểm xã hội với giáo viên đã chuyển trường. Đơn vị có phải chi trả tiền truy thu bảo hiểm xã hội.
Tóm tắt câu hỏi:
Em làm kế toán ở trường học. Em nhờ luật sư giải đáp giúp em với. Tháng 2/2011 trường có 1 giáo viên được tuyển dụng nhưng tháng 10/2011 kế toán cũ mới báo tham gia bảo hiểm và tham gia từ tháng 10/2011. Năm 2013 giáo viên trên chuyển trường. Đã có giấy thôi trả lương. Khi chuyển đi giáo viên trên đã đề nghị sửa đổi nhưng không được. Đến đơn vị mới giáo viên đó chấp nhận quá trình tham gia từ tháng 10/2011. Năm 2015 trường thay cả kế toán cũ và hiệu trưởng do sai sót trong công việc. Năm 2017 giáo viên trên về trường yêu cầu trường làm hồ sơ sửa sai bảo hiểm từ tháng 2/2011 đến tháng 9./2011. Luật sư cho em hỏi em và hiệu trưởng có trách nhiệm làm hồ sơ hay không. Nếu không làm có sai không? Vì lao động đã chuyển công tác trước khi em và hiệu trưởng mới nhận công tác. Nếu làm hồ sơ sửa sai sẽ phải nộp tiền phạt và tiền truy thu. Theo quy định thì kế toán và hiệu trưởng sẽ phải tự lấy tiền của mình để nộp?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Điều 38 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định về việc truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN như sau:
* Các trường hợp phải truy thu:
– Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
+ Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
+ Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.
* Điều kiện truy thu
– Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH thanh tra buộc truy thu.
– Đơn vị đề nghị truy thu đối với người lao động.
– Hồ sơ đúng đủ theo quy định tại Phụ lục 02.
Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian dưới 6 tháng kèm theo Mẫu D04h-TS hoặc kết luận kiểm tra, từ 06 tháng trở lên kèm kết luận thanh tra của cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra hoặc
* Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu
– Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu, tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.
>>> Luật sư tư vấn truy thu bảo hiểm xã hội với giáo viên đã chuyển trường: 1900.6568
– Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từng thời kỳ do Nhà nước quy định.
* Số tiền truy thu
– Tổng số tiền truy thu bằng tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi.
Như vậy, trong trường hợp của cơ quan bạn, việc không đóng 8 tháng Bảo hiểm xã hội cho giáo viên đã chuyển trường thì cơ quan Bảo hiểm xã hội buộc truy thu hoặc đơn vị có quyền đề nghị truy thu đối với giáo viên đó. Do đó, nhà trường bắt buộc phải làm thủ tục truy thu khi được đề nghị.
Số tiền truy thu trích từ ngân quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập, kế toán và hiệu trưởng hiện tại không phải chi trả số tiền đó.