Trường hợp người cai thầu không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ cho người lao động, thì người sử dụng lao động là chủ chính có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động.
Trong quan hệ lao động, thì việc người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động tuyển dụng người lao động về làm cộng việc cho mình để tạo ra sản phẩm, năng suất để có thể thu về nguồn lợi nhuận nhất đình. Và cũng chính từ nguồn lợi đó mà người sử dụng lao động trực tiếp dụng để tra lương có người lao động đang thực hiện công việc cho mình. Nhưng tròn một số trường hợp đặc biệt khác thì người sử dụng lao động lại không tự mình thực tiếp thực hiện việc trả lương cho người lao động mà lại trả lương cho người lao động qua khâu trung gian, mà cụ thể ở đây được xác định là người cai thầu. Nhưng việc trả lương cho người lao động qua khâu trung gian như thế nhưng vẫn chịu sự quản lý của người sử dụng lao động là chủ chính và phải có trách nhiệm với việc trả lương này.
Vây
Luật sư
Cơ sở pháp lý:–
1. Quy định về việc trả lương thông qua người cai thầu
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi luật sư một vấn đề như sau: Tôi cùng một số người khác đang làm công nhân cho một công trình xây dựng thông qua một người cai thầu là ông A. Tuy nhiên đã 2 tháng nay ông A không trả lương cho chúng tôi, vậy chúng tôi có thể yêu cầu chủ công trình đó trực tiếp trả lương cho chúng tôi được không? Rất mong luật sư giải đáp giúp. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 100 Bộ luật lao động năm 2019 quy định việc trả lương thông qua người cai thầu như sau:
“Điều 100. Trả lương thông qua người cai thầu
1. Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân thủ quy định của pháp luật về trả lương, an toàn, vệ sinh lao động.
2. Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi cho người lao động”.
Từ quy định được nêu ở trên có thể thấy nhiều trường hợp không nhất thiết người sử dụng lao động phải trực tiếp mà có thể gián tiếp sử dụng lao động thông qua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự. Chính vì vậy, mà pháp luật đã có quy định về người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự sẽ đứng ra tổ chức, quản lý lao động và thực hiện việc trả lương cũng như bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động.
Người sử dụng lao động theo như quy định của pháp luật hiện hành thì khi là chủ chính phải nắm danh sách và địa chỉ của những người cai thấu, người trung gian kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân theo quy định của pháp luật về trả lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động khi người sử dụng lao động thông qua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự để quản lý người lao động . Dưới góc độ pháp lý thì việc này chính là một yêu cầu rất quan trọng trên phương diện quản lý.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng có quy định về phí của người cai thầu hoặc người trung gian trong quá trình tiến hành trả lương cho người lao động, hay thực hiện quản lý đối với người lao động thay cho người sử dụng lao động, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc trả lương theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Như vậy nếu người cai thầu không trả lương cho các bạn thì bạn và những người khác có thể yêu cầu phía chủ công trình trực tiếp trả lương cho mình.
2. Trường hợp người sử dụng lao động trả lương thông qua người cai thầu
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 100 Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định chi tiết và cụ thể về vấn đề người sử dụng lao động không tự mình trực tiếp thực hiện việc trả lương cho người lao động mà là thông qua người cai thầu để làm việc này. Mặc dù không làm việc trực tiếp với người lao động những người sử dụng lao động cũng cần tuân thủ các quy định pháp luật này về việc trả lương và các vấn đề liên quan đến án toàn về sinh lao động của đối tượng là người lao động.
Như vậy, bất kỳ nơi nào mà khi người sử dụng lao động có sử dụng cai thầu hoặc người trung gian thực hiện công việc ngang bằng với cai thầu thì người cai thầu hoặc người trung gian cũng có thể thực hiện trả lương cho người lao động, nhưng người sử dụng lao động muốn sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
Một là, Người sử dụng lao động phải có được danh sách và địa chỉ của những người cai thầu.
Hai là, Người sử dụng lao động phải có được danh sách và thông tin cơ bản của những người lao động làm việc với người cai thầu.
Để đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động thì người sử dụng lao động cần nắm bắt thông tin này và có ý nghĩa rất lớn đối với cả người sử dụng lao động và người lao động. Do đó, để tránh các trường hợp người cai thầu hoặc người trung gian lập danh sách giả về người lao động, thêm, bớt tên người lao động để hưởng lợi hoặc lập danh sách giả về tên, địa chỉ, thông tin của mình nhằm lừa đảo người sử dụng lao động cho nên người sử dụng lao động phải có được các thông tin cần thiết và xác thực các thông tin đó để biết được số tiền lương mình phải trả cho đúng người lao động.
3. Xử lý trong trường hợp người cai thầu không trả lương, trả lương không đầy đủ, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 100 Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định về trác nhiệm của người sử dụng lao động trong việc không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động của người cai thầu hoặc người trung gian được người sử dụng lao động sử dùng để làm người kết nối và thay mặt mình thực hiện các nghĩa vụ trả lương đối với người lao động. Trong trường hợp mà người cai thầu trục lợi từ phần lương của người lao động và không thực hiện đúng nghĩa vụ được giao thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu đối tượng là người cai thầy người trung gian cần phải thực việc đến bù, hoặc là yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, dựa trên quy định của pháp luật hiện hành thì nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho người sử dụng lao động là chủ chính và xác định trách nhiệm có tính liên đới của người cai thầu, người trung gian. Dó đó, Nhà nước ta đã có các quy định trong trường hợp sử dụng người cai thầu hoặc là người trung gian của người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Sau khi người sử dụng lao động trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động có thể xử lý theo 02 cách đối với người cai thầu hoặc người trung gian:
Một là, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người trung gian tự mình thực hiện việc đền bù vì sự thiếu trách nhiệm khi trả lương và đảm bảo quyền lợi cho người lao động về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
Hai là, người sử dụng lao động yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết tranh chấp lao động rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, vì vậy chỉ nên thực hiện cách xử lý này trong trong trường hợp người cai thầu không tự mình đền bù và không chịu trách nhiệm với người sử dụng lao động.
Như vậy, có thể thấy rằng việc ra đời của Bộ luật lao động năm 2019 đã giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc người sử dụng lao động sử dụng cai đầu hoặc người trung gian để thay mình thực hiện quyền với người lao động. Do đó, theo như quy định của Bộ luật này thì đã có những quy định rõ ràng về điều kiện để người sử dụng lao động sử dụng cai thầu hoặc người trung gian trong hoạt động quản lý, giám sát, trả lương cho người lao động cũng như trách nhiệm của người cai thầu hoặc người trung gian đối với người sử dụng lao động và người lao động.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quy định về việc trả lương thông qua người cai thầu theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về việc trả lương cho người lao đồng và các vấn về liên quan khác trong lao động, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!