Khái quát về quyền khiếu nại, tố cáo? Quy định về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo quyết định đặc xá? Thủ tục thực hiện khiếu nại đối với việc thực hiện đặc xá theo quy định của pháp luật?
Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta cũng đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các công dân, cơ quan, tổ chức. Khiếu nại, tố cáo chính là các biện pháp được sử dụng nhằm mục đích để có thể bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, qua đó bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm hại, đồng thời sẽ xử lý kịp thời, chính xác, nghiêm minh các hành vi trái pháp luật. Vậy, quy định về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo quyết định đặc xá như thế nào? Đây chắc hẳn là các câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc và quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về quyền khiếu nại, tố cáo:
Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống cho thấy, đa số hiện nay khiếu nại, tố cáo của công dân đều sẽ nảy sinh từ xã, phường, thị trấn. Đây được biết đến chính là cơ quan quản lý toàn diện kinh tế – xã hội ở cơ sở, Uỷ ban nhân dân cấp xã giữ vai trò, trách nhiệm rất lớn trong công tác này, đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan trên cơ sở quy định của pháp luật.
Để nhằm mục đích có thể hạn chế đến mức thấp nhất những khiếu kiện, Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ cần phải làm tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ đồng thời không ngừng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, thực hiện tốt công tác dân vận, có như vậy mới thực sự gần dân.
Khi Uỷ ban nhân dân cấp xã thấy có khiếu nại, tố cáo phát sinh, Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm cần phải giải quyết kịp thời, đúng pháp luật sẽ sớm chấm dứt vụ việc, ngược lại nếu Uỷ ban nhân dân cấp xã không giải quyết ngay, hoặc giải quyết không đúng thì vụ việc sẽ trở lên phức tạp, tiếp khiếu lên cấp trên hoặc phát sinh thành điểm nóng, gây mất ổn định, ảnh hưởng xấu đến sự đoàn kết của cộng đồng dân cư, bỏ lọt tội phạm, thiệt hại về tính mạng, tài sản, danh dự, uy tín… của công dân và Nhà nước. Chính vì vậy mà Uỷ ban nhân dân cấp xã cần hết sức coi trọng và làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở đã góp phần khôi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, mặt khác cũng thông qua đó giúp cơ quan Nhà nước kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn kỷ cương, trật tự tại cơ sở, tạo lòng tin của người dân vào chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước nơi mình đang sinh sống và lao động, động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Cũng chính vì thế mà cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở và không ngừng đẩy mạnh, nâng cao tính hiệu quả của nó. Ngoài ra, thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở sẽ còn giúp các cơ quan Nhà nước kịp thời phát hiện những sai lầm, hạn chế trong hoạt động của mình để kịp thời uốn nắn, sửa chữa nhằm mục đích từ đó có thể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, để nhằm giúp hạn chế những khiếu kiện, cấp cơ sở cũng cần thường xuyên kiểm tra, xem xét những hoạt động quản lý của mình.
2. Quy định về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo quyết định đặc xá:
Chúng ta hiểu khiếu nại chính là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục của pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Chúng ta hiểu tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của pháp luật báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Những chủ thể là những người đang bị kết án phạt tù mặc dù sẽ bị hạn chế một số quyền công dân nhưng họ vẫn được pháp luật ghi nhận quyền thực hiện khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện đặc xá của cơ quan Nhà nước. Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 36 Luật Đặc xá 2018 quy định cụ thể nội dung sau đây: “Người có đơn xin đặc xá có quyền khiếu nại về việc người đó có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá nhưng không được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án
Theo Khoản 5, Điều 13 Luật Đặc xá cũng ghi nhận khiếu nại, tố cáo thực chất chính việc thực hiện đặc xá của cơ quan Nhà nước là một trong những quyền của người được đề nghị đặc xá.
Bên cạnh việc pháp luật đưa ra quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện đặc xá thì pháp luật nước ta cũng đã ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của chủ thể là những người được đề nghị đặc xá. Từ đó cũng góp phần đảm bảo cho việc thực hiện đặc xá được diễn ra đúng với quy định của pháp luật, đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, bảo đảm tính dân chủ, công bằng, khách quan, công khai, minh bạch.
3. Thủ tục thực hiện khiếu nại đối với việc thực hiện đặc xá theo quy định của pháp luật:
Đối tượng có quyền thực hiện khiếu nại trong việc thực hiện đặc xá:
– Chủ thể là người có đủ điều kiện được đặc xá theo quy định của pháp luật đã làm đơn xin đặc xá có quyền khiếu nại về việc việc người đó có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá nhưng không được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án
– Chủ thể là người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại đến người có thẩm quyền quy định của pháp luật.
Theo Điều 37 Luật Đặc xá 2018 cũng đưa ra quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong việc thực hiện đặc xá như sau:
– Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
– Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi ngay cho người khiếu nại và Viện kiểm sát đã thực hiện kiểm sát việc lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá quy định tại Luật Đặc xá 2018.
– Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đặc xá 2018 thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền tiếp tục khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đặc xá 2018 sẽ có quyền kiến nghị đến Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật sẽ cần có trách nhiệm giải quyết, nếu chấp nhận khiếu nại, kiến nghị thì đưa vào danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá; nếu không chấp nhận thì đưa vào danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá; đồng thời
Bên cạnh đó thì trình tự, thủ tục tố cáo việc thực hiện đặc xá được thực hiện theo