Quy định về việc thu thập chứng cứ trong giải quyết vụ việc dân sự. Các biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật dân sự.
Thu thập chứng cứ là việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự.
Trong tố tụng dân sự, đương sự có nghĩa vụ chứng minh chủ yếu nên đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập chứng cứ để cung cấp cho
Khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ:
a, Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b, Trưng cầu giám định;
c, Quyết định định giá tài sản;
d, Xem xét, thẩm định tại chỗ;
đ, Ủy thác thu thập chứng cứ;
e, Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự”
Nội dung bên trên đã nêu rõ điều kiện cũng như biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án được tiến hành. Tùy từng trường hợp cụ thể, thẩm phán có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp đó để thu thập chứng cứ.
Trong trường hợp phải thu thập chứng cứ ở ngoài địa hạt của tòa án thì phải ủy thác thu thập chứng cứ. Ủy thác thu thập chứng cứ là việc tòa án thụ lý giải quyết vụ việc dân sự giao cho tòa án khác thu thập chứng cứ. Việc ủy thác thu thập chứng cứ được thực hiện theo Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự:
“Uỷ thác thu thập chứng cứ
1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án có thể ra quyết định uỷ thác để Toà án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.
>>> Luật sư
2. Trong quyết định uỷ thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ tranh chấp và những công việc cụ thể uỷ thác để thu thập chứng cứ.
3. Toà án nhận được quyết định uỷ thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được uỷ thác trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác và
thông báo kết quả bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định uỷ thác; trường hợp không thực hiện được việc uỷ thác thì phảithông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc uỷ thác cho Toà án đã ra quyết định uỷ thác.4. Trong trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì Toà án làm thủ tục uỷ thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cùng Việt Nam gia nhập điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này.”