Nước thải sinh hoạt là gì? Quy định về việc thoát nước thải sinh hoạt ra môi trường? Phân loại nước thải sinh hoạt? Xả nước thải sinh hoạt ra đường có vi phạm pháp luật?
Hiện nay, qua trình đô thì hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển thì bên cạnh đó vấn đề về giải quyết chất thải, nước thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt xử lý như thế nào là vấn đề rất nan giải của một quốc gia. Vấn đề này càng nghiêm trong hơn đối với việc xử lý nước thải tại các đô thì lớn, như cầu sinh hoạt của người dân cao và việc dân số đông cũng là một bài toán khó về vấn đề này. Vậy pháp luật hiện hành nước ta quy định về việc thoát nước thải sinh hoạt ra môi trường như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải
–
–
1. Nước thải sinh hoạt là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 2
Nước thải được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
Nước thải sinh hoạt được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân…
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của nước thải sinh hoạt. Để có giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp nhất, các nhà nghiên cứu chia nước thải này thành nước thải do các chất thải có trong sinh hoạt và nước thải do bài tiết của con người và vật nuôi trong cuộc sống sinh học hàng ngày. bên cạnh đó dựa vào các đặc điểm về cấu trúc sinh học của nước thải sịnh hoạt như loại nước chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt chứa vô cơ, vi khuẩn, virus nguy cơ gây bệnh cao.
2. Quy định về việc thoát nước thải sinh hoạt ra môi trường
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ luật sư tư vấn: nhà tôi có rửa sân, tưới cây kiểng nước có tràn ra đường bê tông nhưng trước khi làm đường tôi và nhân dân có kiến nghị là phải chừa rãnh thoát nước hai bên và đặt ống cống thông nhau để cho nước chảy vào lối thoát nước công cộng chờ sẵn (đường là nhà nước và nhân dân cùng đóng góp để làm) nhưng khi đường hoàn thiện ống cống không được đặt, hai bên đường phần lưu không đã bị dân 2 bên đổ bê tông không chừa rãnh. Xảy ra tình trạng nước không lối thoát hỏi lỗi này thuộc về ai và tôi có vi phạm không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 270 Bộ luật dân sự 2005 quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải như sau: “Chủ sở hữu nhà phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng làm ô nhiễm môi trường.”
Theo quy định
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;
b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;
c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;
d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;
đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
Từ quy định ở trên thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại
Như vậy thì Luật Dương Gia tư vấn cho bạn rằng để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn và các hộ khác thì bạn nên làm đơn tường trình gửi tới Ủy ban nhân dân xã nơi bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết về việc để rãnh thoát nước.
3. Phân loại nước thải sinh hoạt
Việc phân loại nước thải sinh hoạt là cần thiết để có thể tìm ra các cách xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp, thì trong mục 3 này, chúng tôi phân loại nước thải dựa trên tính chất và nguồn phát thải thành nước thải ra từ khu vệ sinh, nước thải từ khu nhà bếp, nước thải từ khu tắm giặt, cụ thể:
Nước thải từ khu vệ sinh bao gồm nhà vệ sinh, phòng tắm công cộng, những nơi vệ sinh đông người… là loại nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao nhất. Thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ như: nước tiểu, phân, các virus gây bệnh và cặn lơ lửng.
Nước thải từ khu nhà bếp có thể được biết đến rằng trong khu bếp thì nước thày này có hàm lượng dầu mỡ cao, vụn thực phẩm, rác thải hữu cơ nhiều. Loại nước thải này gây ảnh hưởng đến quá trình thoát nước, dễ tắc nghẽn ống thoát nước. Vì vậy, loại nước thải này thường đi qua bể xử lý nước thải sinh hoạt tác mỡ trước khi đưa vào xử lý
Nước thải từ khu tắm giặt được xác định là ít ô nhiễm hơn hai loại trước bởi thành phần chất ô nhiễm không đáng kể. Do đó, loại nước thải này thường đưa thẳng vào bồn xử lý nước thải sinh hoạt mà không cần qua bước trung gian nào.
4. Xả nước thải sinh hoạt ra đường có vi phạm pháp luật?
Hiện nay, số người sịnh sống và có như cầu sửa chưa càng ngày càng nhiều nhưng không phải ở đâu người dân cũng sẽ đảm bảo được việc xả nước thải đúng nơi quy định, nhất là đối với người dân ở vùng nông thôn. Trên cơ sở quy định tại Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về việc không tự lắp cống để thải chất thải sinh hoạt hợp lý mà để ảnh hưởng đến những người khác như vậy là hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung. Hành vi xả nước thải sinh hoạt ra lòng đường như nước rửa bát, rửa xe,… làm ướt, bẩn đường quanh khu hộ dân sinh hoạt… làm ảnh hưởng đến mọi người hoặc không thì cũng vẫn là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với những hành vi này thì cũng căn cứ dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi xả nước thải sinh hoạt ra đường bị xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi cá nhân, tổ chức không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung hay đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung; một số cá nhân, hộ gi đình ý thức kém tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư; Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng; lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh; nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
Như vậy, hành vi đổ nước thải sinh hoạt ra đường chung sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Bên cạnh đó có thể thấy rằng Nghị định 167/2013/NĐ-CP ra đời đã phần nào giải quyết được hết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết và xử lý vi phạm thoát nước thải sinh hoạt ra môi trường.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quy định về việc thoát nước thải sinh hoạt ra môi trường theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về xả thải ra môi trường khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!