Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường đã trở thành một vấn nạn bức xúc cho nhiều người dân sinh sống tại các thành phố lớn nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung, vấn đề này ngày càng trở nên trầm trọng và phức tạp trong thời gian gần đây. Dưới đây là quy định của pháp luật về việc sử dụng vỉa hè và lòng đường có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc sử dụng vỉa hè, lòng đường mới nhất:
Vỉa hè hay còn được biết đến là hè phố, đây là một phần không thể thiếu của đường đô thị, được thiết kế để phục vụ cho người đi bộ. Vỉa hè cũng được xem là vị trí quan trọng, là phần cơ sở hạ tầng kĩ thuật nhằm mục đích phục vụ cho đời sống công cộng dọc theo các tuyến đường đô thị. Ngoài ra, vỉa hè là một tên gọi khác của lề đường. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vỉa hè và lòng lề đường thì đều cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các hoạt động khác trên đường bộ. Theo đó, việc tổ chức hoạt động văn hóa thể dục thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ cần phải tuân thủ các quy định như sau:
-
Cơ quan và tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành các hoạt động văn hóa thể dục, thể thao, tiến hành hoạt động diễu hành, lễ hội thì bắt buộc phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án sao cho đảm bảo an toàn giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động này theo quy định của pháp luật;
-
Trong trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc trong trường hợp cấm đường, thì cơ quan quản lý đường bộ bắt buộc phải ra thông báo bằng văn bản về phương án phân luồng giao thông, các cơ quan và tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ cần phải thực hiện hoạt động đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện đầy đủ biện pháp đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
-
Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa thể dục thể thao, diễu hành, lễ hội cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chỉ đạo cơ quan chức năng tại địa phương tổ chức quá trình phân luồng, đảm báo giao thông trong khu vực diễn ra an toàn và hiệu quả.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về vấn đề sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố. Theo đó, quá trình sử dụng vỉa hè và lòng đường cần phải tuân thủ theo quy định như sau:
-
Lòng đường và gửi xe chỉ được phép sử dụng phục vụ cho mục đích giao thông;
-
Các hoạt động khác trên đường phố sẽ phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 như phân tích nêu trên, trong trường hợp đặc biệt thì việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, một phần hè phố vào mục đích khác sẽ do cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tuy nhiên không được làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự an toàn giao thông;
-
Tuyệt đối không được thực hiện các hành vi như sau: Các hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 35 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm2019, hành vi đổ rác hoặc đồ các chất phế thải không đúng nơi quy định, xây dựng hoặc đặt bệ/bục trái phép trên đường.
Theo đó, về hè và lòng đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông đường bộ. Đồng thời, không được sử dụng và lòng đường để thực hiện các hành vi như sau:
-
Họp chợ, hành vi mua bán hàng hóa trên đường bộ trái quy định của pháp luật;
-
Thực hiện hành vi tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
-
Có hành vi thả rông các loại gia súc trên đường bộ gây cản trở giao thông qua lại;
-
Có hành vi phơi rơm, phơi lúa, phơi thóc, nông sản hoặc để vật trên đường bộ;
-
Đặt biển quảng cáo trên đất thuộc phần đường bộ;
-
Lắp đặt các loại biển hiệu, lắp đặt các loại quảng cáo, thiết bị khác làm giảm sự chú ý trong quá trình tham gia giao thông, hoặc gây nhầm lẫn nội dung với biển báo hiệu, cản trở người tham gia giao thông đường bộ;
-
Có hành vi che khuất biển báo hiệu, che xuất đèn tín hiệu giao thông đường bộ;
-
Sử dụng bàn trượt, sử dụng pa-tanh, các loại trang thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
-
Có hành vi cản trở giao thông đường bộ khác;
-
Đổ rác, đổ phế thải không đúng nơi quy định;
-
Xây dựng, đặt bục/bệ trái phép trên đường bộ.
2. Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường có phải hành vi vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về lòng đường và hè phố. Theo đó, lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng phục vụ cho mục đích giao thông. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các hành vi không được thực hiện khi tham gia giao thông đường bộ.
Trong đó bao gồm các hành vi: Họp chợ, mua bán hàng hóa trên đường bộ, tụ tập đông người trái phép trên đường bộ, có hành vi thả rông các loại gia súc trên đường bộ cản trở giao thông qua lại, đặt biển quảng cáo trên phần đất thuộc đường bộ, và các hành vi vi phạm khác gây cản trở an toàn giao thông đường bộ.
Theo đó thì có thể nói, đối với hành vi buôn bán trên vỉa hè, khai thác lòng lề đường phục vụ cho mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng đến người và phương tiện giao thông qua lại, thực hiện các hoạt động bình thường khác cản trở giao thông đường bộ thì sẽ bị coi là hành vi lấn chiếm lòng lề đường. Hành vi lấn chiếm lòng lề đường là một trong những hành vi vi phạm hành chính căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt.
3. Thẩm quyền xử lý hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường?
Căn cứ tại Điều 74
-
Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với các đối tượng thực hiện hành vi các hành vi lấn chiếm lòng lề đường, ngoại trừ điểm a khoản 5, điểm b khoản 8 và khoản 9 Điều 12
Nghị định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;100/2019/NĐ-CP -
Cảnh sát trật tự, lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh, lực lượng cảnh sát cơ động, lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các đối tượng thực hiện thực hiện hành vi lấn chiếm lòng lề đường, ngoại trừ điểm a khoản 5 và điểm đ khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
-
Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các đối tượng thực hiện thực hiện hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng và họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;
-
Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ;
-
Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các đối tượng thực hiện thực hiện hành vi xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định và đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
THAM KHẢO THÊM: