Tổng quan về hợp tác quốc tế trên biển? Quy định về việc hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam?
Người dân Việt Nam có lẽ không ai còn xa lạ với cái tên Cảnh sát biển Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam cũng chính là một lực lượng vũ trang nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam có những ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước và đảm bảo về an ninh trên biển. Việc hợp tác quốc tế trên biển ngày càng được quan tâm nên các quy định về việc hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về hợp tác quốc tế trên biển:
Ta hiểu về hợp tác quốc tế như sau:
Ta có thể hiểu khái niệm hợp tác có nghĩa là cùng nhau chung sức để phát triển một công việc, một lĩnh vực nào đó với cùng một mục đích chung, cùng một lợi ích chung, còn quốc tế có nghĩa là toàn thế giới liên kết với với nhau. Vậy qua đó ta có thể đúc kết lại hợp tác quốc tế được hiểu cơ bản chính là hoạt động của các chủ thể có quan hệ quốc tế cùng giúp đỡ nhau vì một lợi ích chung, không chống phá và chiến tranh với nhau.
Đặc điểm chính của hợp tác quốc tế đó chính là phải có từ 2 chủ thể trở lên và phải có chủ thể có yếu tố quốc tế. Hay hiểu cơ bản là hai chủ thể đó phải là 2 nước khác nhau chứ không phải cùng một quốc gia. Hợp tác quốc tế cũng sẽ giúp cho các quốc gia cùng phát triển, cùng đi lên và không một đất nước nào bị lùi lại phía nào. Đó là ý nghĩa quan trọng nhất của hợp tác quốc tế. Hình thức hợp tác quốc tế được áp dụng trên rất nhiều phương diện từ kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục.
Hợp tác quốc tế trên biển:
Như phân tích bên trên, ta nhận thấy, hợp tác quốc tế trên biển không chỉ là xu hướng chung của thế giới ngày nay mà còn là nghĩa vụ được quy định trong luật pháp quốc tế. Thông qua hợp tác quốc tế trên biển, chúng ta thúc đẩy các nỗ lực chung bảo đảm an ninh, hoà bình, ổn định cho các vùng biển trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống trên biển, cùng đảm bảo quyền tự do khai thác tài nguyên trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình không bị chèn ép.
Không những thế, các nội dung hợp tác trải rộng từ khai thác tài nguyên biển và kinh tế biển như dầu khí, thủy sản, du lịch biển, đảo, vận tải biển, khai thác cảng biển… đến bảo tồn tài nguyên, môi trường biển, điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển, phát triển khoa học – công nghệ biển, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác đầu tư về cơ sở hạ tầng, các công trình phòng chống thiên tai cho các xã vùng ven biển, tăng cường năng lực phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu…
2. Quy định về việc hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam:
Tìm hiểu về cảnh sát biển:
Cảnh sát biển Việt Nam được biết đến là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, hoạt động theo các quy định của pháp luật Việt Nam; tôn trọng và tuân thủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên theo Điều 3 Luật cảnh sát biển Việt Nam 2018.
Cảnh sát biển Việt Nam cũng chính là lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ
Quy định về việc hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam:
Nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tăng cường công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Cảnh sát biển Việt Nam trước yêu cầu cao của nhiệm vụ quản lý, duy trì an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên các vùng biển, thềm lục địa của Tổ quốc, những năm qua, Cảnh sát biển Việt Nam đã chú trọng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên.
Sự chủ động, tích cực phát triển, mở rộng quan hệ của Cảnh sát biển Việt Nam với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước dựa trên tinh thần hợp tác, phát triển, hội nhập đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn, hòa bình, ổn định trên vùng biển Việt Nam. Không những thế thì việc đẩy mạnh công tác đối ngoại như trong giai đoạn hiện nay, Cảnh sát biển cũng góp phần phát triển và làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước Đông Nam Á, trong đó có thiết lập, xây dựng quan hệ hợp tác với lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước đi vào chiều sâu.
Theo Điều 19, Luật Cảnh sát biển Việt Nam nêu nguyên tắc hợp tác quốc tế như sau:
“1. Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
2. Phát huy sức mạnh nội lực và sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, bảo đảm thực thi pháp luật trên biển.”
Ta nhận thấy, hợp tác biển trên biển thực chất không chỉ là xu hướng chung của thế giới ngày nay mà còn là nghĩa vụ được quy định trong luật pháp quốc tế. Thông qua hợp tác, chúng ta thúc đẩy các nỗ lực chung bảo đảm an ninh, hoà bình, ổn định cho các vùng biển trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống trên biển, cùng đảm bảo quyền tự do khai thác tài nguyên trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình không bị chèn ép
Nội dung hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định trong Điều 20, Luật Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
“1. Phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.
2. Phòng, chống tội phạm ma túy, mua bán người, mua bán vũ khí trái phép, khủng bố, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh bất hợp pháp, buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, khai thác hải sản bất hợp pháp và tội phạm, vi phạm pháp luật khác trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Phòng, chống ô nhiễm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển; kiểm soát bảo tồn các nguồn tài nguyên biển; bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển; phòng, chống, cảnh báo thiên tai; hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thảm họa; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao trang bị, khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực của Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.”
Hiện nay, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển là một ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Thực hiện tốt các hoạt động hợp tác quốc tế được đánh giá chính là tiền đề quan trọng nhằm mục đích có thể từ đó bảo đảm cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Tại Điều 21 Luật Cảnh sát biển Việt Nam nêu hình thức hợp tác quốc tế như sau:
“1. Trao đổi thông tin về an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
2. Tổ chức hoặc tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế về an ninh, trật tự, an toàn và thực thi pháp luật trên biển.
3. Tham gia ký kết thỏa thuận quốc tế với lực lượng chức năng của quốc gia khác, tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm chấp hành pháp luật trên biển.
5. Tham gia diễn tập, huấn luyện; tổ chức đón, thăm xã giao lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
6. Thực hiện các hoạt động của cơ quan thường trực, cơ quan đầu mối liên lạc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế.
7. Các hình thức hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế.”
Trong khoảng thời gian tới, trước yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình mới, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại, thúc đẩy quan hệ hợp tác với lực lượng bảo vệ bờ biển, Cảnh sát biển các nước, ưu tiên các nước trong khu vực, các nước có vùng biển giáp với nước ta và các đối tác truyền thống. Không những thế, thông qua các hoạt động đối ngoại, Cảnh sát biển Việt Nam mang thông điệp hợp tác, phát triển và hội nhập đến với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước. Từ đó, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ góp phần giữ vững sự ổn định hướng biển, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc.