Quy định về việc giám định lại tỷ lệ thương tật. Những trường hợp thu hồi đất mà không bồi thường. Điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục yêu cầu giám định lại thương tật do thấy kết quả chưa chính xác?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư Tôi là: Nguyễn Tân Triều: gia đình tôi có một số việc muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi một số việc như sau:
1. Việc thứ nhất là vào ngày 20/11/2016 con tôi bị 4 người dùng gậy đánh nhiều nhát vào đầu và khắp người phải đi cấp cứu tại bệnh viện chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình tôi đã gửi đơn tố cáo lần 04 tới huyện ủy, UBND huyện, viện trưởng viện kiểm sát, trưởng Công An huyện Cát Tiên, đến nay vẫn chưa được giải quyết. Ngày 05/12/2016 gia đình tôi xin cho cháu đi giám định tại trung tâm pháp y tỉnh Lâm Đồng với kết quả 02 lần giám như sau: Lần 01 kết quả giám định là 7% với 02 vết thương 1 vết thương ở thái dương bên trái dài 5cm; vết thương bên thái dương phải dài 2cm (theo giấy chứng thương của Bệnh viện Chợ Rẫy). Lần 02 kết quả giám định là 1% với 01 vết thương ở giữa gáy dài 6cm và Động kinh sau chất thương (theo giấy chứng thương của bệnh viện trung tâm chỉnh hình TP Hồ Chí Minh và bệnh án của bệnh viện Chợ Rẫy). Với kết quả giám định của 02 lần trên gia đình tôi cảm thấy kết quả giám định trên là không khách quan nên cháu đã làm đơn đề nghị đi giám định lại, đến ngày 01/6/2017 cháu Phước được Công an huyện đưa đi giám định tại Phân viện KHHS của bộ Công an đóng tại TP Hồ Chí Minh (02 lần trước đi giám định tại Lâm Đồng thì gia đình tự đưa cháu đi giám định, còn lần giám định tại Phân viện KHHS của Bộ Công An thì trực tiếp Công an huyện Cát Tiên đưa cháu đi giám định). Đến ngày 29/6/2017 Công An huyện Cát Tiên mời cháu ra thông báo kết quả giám định của cháu là 18%. Nhưng yêu cầu cháu đi giám định lại nhưng cháu không đồng ý đi.
Luật sư
2. Thứ hai là gia đình tôi vào khai hoang tại thôn 1 xã Tiên Hoàng năm 1987 và có khai hoang 01 mảnh đất trên 3000m2 từ khi bắt đầu khai hoang lúc đó trên mảnh đất đó có 01 nền nhà khoảng 200m2 có dựng mấy cây cột (chưa có lập mái) song đến năm 1989 vì nhà đó đổ gia đình tôi khai phá nốt số đất trên nền nhà đó và từ đó gia đình tôi canh tác ổn định đến năm 2013 không có chanh chấp mà UBND xã Tiên Hoàng cũng không có ý kiến gì hơn nữa năm 1998 huyện tiến hành đo đạc và gia đình tôi đã ký nhận trên sổ mục kê. 4/2014 UBND xã Tiên Hoàng lấy của gia đình tôi 1000m2 để làm nhà văn hóa thôn 01 nhưng không có quyết định thu hồi đất mà chỉ bồi thường hoa lợi trên đất và hỗ trợ công khai phá là 1 triệu đồng/1000m2. Tại thời điểm đó gia đình tôi cũng đồng ý nhưng sau nghiên cứu Luật đất đai thì tôi nhận thấy Thửa đất số 06 tờ bản đồ số 04 của gia đình tôi đang sử dụng không nằm trong quy hoạch của xã Tiên Hoàng vì chưa có Quyết định quy hoạch và thông báo quy hoạch rộng rãi cho nhân dân được biết hơn nữa gia đình tôi canh tác ổn định từ năm 1987 cho đến nay chưa được cơ quan nào cho biết là gia đình tôi đã sử dụng đất công. Năm 2004 xã Tiên Hoàng đã thu hồi đất để làm đường giao thông nông thôn trong đó có thu hồi 80m2 của gia đình tôi tại thửa số 06 tờ bản đồ số 04 gia đình tôi được đền bù như những hộ gia đình khác nhưng cùng thửa đất đó khi UBND xã thu hồi đất để xây dựng nhà văn hóa thôn 01 thì không được đền bù.
Vậy tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp gia đình tôi 02 vụ việc trên phải sử lý như thế nào. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc giám định tỷ lệ thương tật.
Điều 155, Điều 156, Điều 157, Điều 158, Điều 159
Khi có các vấn đề sau hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền ra quyết định trưng cầu giám định:
– Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
– Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
– Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
– Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
– Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.
Kết luận giám định được coi là chứng cứ của vụ án. Bị can và những người tham gia tố tụng bao gồm cả người bị hại có quyền yêu cầu cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định và cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định. Khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định, cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu thực hiện việc giám định lại.
Do đó, nếu gia đình bạn có nghi ngờ về kết quả giám định, gia đình bạn có quyền yêu cầu giám định lại và cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm xem xét, nếu từ chối phải nêu rõ lý do. Đồng thời, cơ quan tiến hành tố tụng cũng có quyền yêu cầu giám định lại khi nghi ngờ về kết quả giám định mà không cần sự đồng ý của gia đình bạn.
Thứ hai, về việc bồi thường khi thu hồi đất.
Theo như bạn trình bày, tháng 4/2014 UBND xã Tiên Hoàng lấy của gia đình bạn 1000m2 để làm nhà văn hóa thôn 01 nhưng không có quyết định thu hồi đất mà chỉ bồi thường hoa lợi trên đất và hỗ trợ công khai phá là 1 triệu đồng/1000m2. Điều 43 “
– Các trường hợp nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất trong các trường hợp:
+ Thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của “
+ Thu hồi đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Thu hồi đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;
+ Thu hồi đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
+ Thu hồi đất thuê của Nhà nước;
+ Thu hồi đất thuộc trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 50 của “Luật đất đai 2013” (Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 “Luật đất đai 2013” nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất);
+ Thu hồi đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
– Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất:
+ Phần tài sản gắn liền với đất được tạo ra tại khu vực đất bị thu hồi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
+ Phần tài sản gắn liền với đất được tạo ra trước khi có quyết định thu hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thời điểm xây dựng công trình đó;
+ Đất bị thu hồi thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 của “Luật đất đai 2013”
Theo đó, nếu đất của gia đình nhà bạn không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì khi Nhà nước thu hồi đất, gia đình bạn sẽ được bồi thường nếu tại thời điểm bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 42 “Luật đất đai 2013”.
Mặt khác, về thẩm quyền thu hồi đất theo quy định tại Điều 44 “Luật đất đai 2013” như sau:
“Điều 44. Thẩm quyền thu hồi đất
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được uỷ quyền.”
Như vậy, ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền thu hồi đất. Việc thu hồi đất không có thông báo thu hồi đất, không có quyết định thu hồi đất,… là sai về trình tự, thủ tục thu hồi đất.
Nay để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn, gia đình bạn nên làm đơn khiếu nại tới Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đã thu hồi đất của gia đình bạn đồng thời gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi để yêu cầu xem xét lại việc thu hồi đất của xã cũng như vấn đề bồi thường của gia đình bạn.
2. Quy định về quyền yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, nhà tôi có khúc mắc với nhà hàng xóm khoảng một tháng về trước. Tuy nhiên hôm trước, nhà bên cạnh và nhà tôi có cãi nhau và đã có đánh nhau xảy ra, mẹ tôi bị bà hàng xóm cầm đá đập vào đầu và phải vào viện. Tôi thấy trong hồ sơ của bệnh án, bác sỹ cũng ghi là viết thương rất sâu vào đến tận xương. Nhưng khi giám định thương tật thì kết quả lại chỉ có 5% . Như vậy xin hỏi Luật sư, gia đình tôi có thể yêu cầu giám định lại được không? Có thể kiện nhà hàng xóm không?
Luật sư tư vấn:
Tại Luật giám định tư pháp 2012 có quy định về việc giám định lại như sau: Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Tuy nhiên trong trường hợp của bạn dù kết quả giám định có <11% nhưng bà hàng xóm đã có hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm để gây án nên gia đình bạn có thể khởi kiện bà hàng xóm về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 104 của “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
3. Gây thương tật bao nhiêu % sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Người hàng xóm vài ngày là qua kiếm chuyện với ba chồng tôi, thường xuyên chửi bới. Ngày hôm đó người hàng xóm lại qua chửi tiếp, ba chồng tôi có nóng giận nên đã tát ông ấy một cái. Người hàng xóm chạy về nhà cầm hai con dao qua rượt chém ba chồng tôi, nhiều người can ngăn. Khi đó chồng tôi nghe thấy cầm dao chạy ra, nhìn thấy người hàng xóm lại tiếp tục chạy qua rượt chém ba chồng tôi, vì lo ba bị chém nên chồng tôi cầm dao đâm người hàng xóm. Người hàng xóm nhập viện và mổ, tình hình là chưa biết được vết thương bao nhiêu phần trăm, tôi nhờ các luật sư tư vấn cho tôi rõ, trường hợp này chồng tôi có phải đi tù hay không. Chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
Luật sư tư vấn mực độ thương tật truy cứu trách nhiệm hình sự:1900.6568
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Như vậy, phải xác định rõ tỷ lệ thương tật của người hàng xóm là bao nhiêu %, căn cứ tỷ lệ thương tật của người hàng xóm thì mới xác định được trách nhiệm hình sự của chồng bạn.
Như bạn trình bày, chồng bạn muốn bảo vệ bố nên mới mang dao đâm người hàng xóm, ngăn chặn hành vi của người hàng xóm do đó khi xác định trách nhiệm hình sự của chồng bạn, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác minh nguyên nhân dẫn đến việc gây thương tích của chồng bạn.