Quy định về việc bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động. Xử lý hành vi giữ văn bằng gốc của người sử dụng lao động.
Quy định về việc bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động. Xử lý hành vi giữ văn bằng gốc của người sử dụng lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có làm việc cho một công ty được 6 tháng, ký hợp đồng 3 tháng công ty có giao cho tôi một máy tính xách tay, tuy nhiên không may vợ tôi làm hỏng tôi đã đi sửa nhưng không được như tình trạng ban đầu chỉ bị hỏng phần nhựa, còn lại nguyên vẹn, tuy nhiên do lúc sửa phải tháo máy nên không còn tem nguyên vẹn, nay tôi nghỉ làm việc ở công ty, tôi có gửi trả máy nhưng công ty không đồng ý và yêu cầu tôi đền tiền 100% theo giá của máy tính mới . Tôi không đồng ý và Công ty đã ủy quyền cho bên văn phòng luật và gửi thư cho tôi yêu cầu đền tiền nếu không sẽ gửi cơ quan điều tra nơi tôi ở, vậy cho tôi hỏi cụ thể như thế nào? Công ty tôi làm hiện đang giữ bằng gốc của tôi, và tôi còn 10 ngày lương. Chân thành cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 130 “Bộ luật lao động 2019” quy định về bồi thường thiệt hại trong lao động như sau:
"1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường”
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp người lao động làm hư hỏng tài sản của công ty gây thiệt hại thì việc bồi thường được xác định theo quy định của pháp luật: người lao động bồi thường một phần hoặc toàn bộ tương đương với giá trị thiệt hại của tài sản, tuy nhiên, phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương ghi trong hợp đồng liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ đối với tài sản của công ty mà có giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người lao động làm việc, tuy nhiên nếu có hợp đồng thì phải bồi thường theo quy định tại hợp đồng này. Vì vậy, việc người sử dụng lao động của bạn yêu cầu bạn bồi thường 100% giá trị của chiếc máy tính trong khi thực tế giá trị thiệt hại không đến mức 100% thiệt hại là không đúng (trừ trường hợp có hợp đồng trách nhiệm bồi thường thiệt hại).
>>> Luật sư tư vấn pháp
Điều 20 “Bộ luật lao động 2019” quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện
"1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”’
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” thì cấm người sử dụng lao động các hành vi giữ tiền lương, giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Vì vậy, hành vi giữ giấy tờ chính của công ty là trái với quy định của pháp luật.
Đối với hành vi giữ văn bản, giấy tờ, Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
[…]
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này”
Vì vậy, trong trường hợp này, công ty bạn sẽ bị xử phạt đối với hành vi giữ lương và giữ giấy tờ chính của người lao động từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đồng thời buộc phải trả lại tiền lương cùng với văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động. Để giải quyết trường hợp này, bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới Hòa giải viên lao động thuộc Phòng lao động thương binh xã hội cấp quận, huyện hoặc khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.