Trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên Chính phủ? Phiên họp của chính phủ? Thành phần mời tham dự phiên họp của Chính phủ?
Như chúng ta đã biết một trong những hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ chính là phiên họp chính phủ. Theo đó qua phiên hợp có thể đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng chính phủ và thành viên chính phủ. Vậy pháp luật đề ra những Quy định về việc ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ cụ thể như thể nào và phiên họp của chính phủ được tiến hành ra sao? Dưới đây là thông tin do cong ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật tổ chức chính phủ 2015
Luật sư
1. Trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên Chính phủ
Căn cứ theo quy định tại điều 45. Trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên Chính phủ
1. Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và được cử cấp phó tham dự phiên họp của Chính phủ.
2. Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp của Chính phủ.
3. Người tham dự phiên họp của Chính phủ không phải là thành viên Chính phủ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Như vậy, chúng ta thấy pháp luật đã đề ra những quy định cụ thể đối với trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên chính phủ theo đó chúng ta có thể hiểu Chính phủ làm việc theo chế độ pháp luật đề ra đó là sự kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ như quy định trong
Theo đó nếu xét theo quy định của Luật thì các thành viên Chính phủ phải tham dự đầy đủ các phiên họp Chính phủ, trên thực tế cũng không ít những trường hợp vắng mặt do nhiều lí do, cụ thể trường hợp vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Theo quy định thì nếu thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vắng mặt được cử cấp phó dự thay. Theo đó người dự họp thay có trách nhiệm trình bày trước Chính phủ ý kiến của thành viên Chính phủ vắng mặt nhưng không được biểu quyết theo quy định. Ngoài ra thì việc mời thêm các đại biểu khách mời khác tham dự phiên họp được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định. Những người dự họp nhưng không phải là thành viên Chính phủ chỉ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết tại phiên họp theo quy định.
2. Phiên họp của Chính phủ
Căn cứ theo quy định tại điều 46. Phiên họp của Chính phủ Luật tổ chức chính phủ 2015 quy định cụ thể:
1. Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự.
2. Nội dung phiên họp của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đề nghị và
3. Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
Như chúng ta đã biết thì phiên họp của chính phủ chính là một hình thức hoạt động tập thể của Chính phủ. Phiên họp là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Chính phủ. Phiên họp chính phủ được xem là nơi tập trung trí tuệ của tập thể Chính phủ, những người trực tiếp nắm quyền quản lý hành chính trên phạm vi một ngành hoặc lĩnh vực nhất định, bên cạnh đó cũng có sự đóng góp ý kiến của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể khi tham dự phiên họp để từ đó có những giải pháp và định hướng cho phát triển kinh tế xã hội đất nước được tốt hơn, xây dụng Nhà Nước trong sạch vững mạnh.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 như trên có nêu ” Các quyết định của phiên họp Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết “. Thông qua quy định này chúng ta thấy tại đây thể hiện sự kết hợp chặt chẽ chế độ hách nhiệm cá nhân và tập thể và với mục đích đề cao vai trò của tập thể Chính phủ trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, vừa đề cao vai trò của Thủ tướng chính phủ trong hoạt động của mình.
3. Thành phần mời tham dự phiên họp của Chính phủ
Căn cứ theo quy định tại điều 47. Thành phần mời tham dự phiên họp của Chính phủ Luật tổ chức chính phủ 2015 quy định cụ thể:
1. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ.
2. Chính phủ mời Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.
3. Chính phủ mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.
Như vậy thông qua quy định trên pháp luật đề ra chúng ta hiểu đó là việc mời thêm các đại biểu khách mời khác tham dự phiên họp được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với việc tham dự phiên họp. Những người dự họp nhưng không phải là thành viên Chính phủ chỉ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết đối với những hoạt động được đưa ra trong phiên họp. Về phiên họp thì thành phần đầu riên không thể thiếu trong phiên họp là chủ tịch nước và đây cũng là quyền pháp luật quy định đối với chur tịch nước.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 nêu như trên thì “Chính phủ mời Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội dự các phiên họp củaChính phủ bàn thực hiện chính sách dân tộc” như vậy thì thành phần thứ hai tham gia phiên họp đó là Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội . Theo quy định khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu thì các thành viên của Chính phủ có trách nhiệm đến trình bày hoặc cung cấp các tài liệu cần thiết cho nội dung của vấn đề trong cuộc họp. Thủ tướng Chính phủ hoặc thành viên của Chính phủ có trách nhiệm trả lời các kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Cũng theo quy định của pháp luật đề ra thì Chính phủ phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong những hoạt đông thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và tổ chức, chỉ đạo các phong trào nhân dân thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Chính phủ cùng Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân xây dựng quy chế cụ thể về mối quan hệ công tác.
Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân đây là một nội dung quan trọng giúp cho pháp luật có thể đi vào thực tiễn đời sống xxa hội ngoài ra thì còn thực hiện động viên, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức và viên chức nhà nước. Chính phủ và các thành viên Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu và đề ra những hướng giải quyết tốt nhất và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Kết luận: Căn cứ dựa trên nội dung chúng tôi đã phân tích như trên chúng ta có thể hiểu một phần đối với Quy định về việc ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ gồm những thành phần nào? phiên họp được tổ chức ra sao và trách nhiệm của chính phủ về việc ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ.Từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về cơ chế và hình thức hoạt động của chính phủ đối vưới quyết định những vấn đề của đất nước hiện nay.
Trên đây la thông tin do