Quy định của pháp luật về vấn đề bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng? Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng?
Hiện nay đối với hoạt động đầu tư xây dựng đang trên đà phát triển bởi nhu cầu xây dựng lớn của nước ta, với quy mô lớn hơn và thiết kế hiện đại và phong phú hơn, bên cạnh đó với số vốn bỏ ra cho hoạt động đầu tư lơn thì liệu khi gặp rủi ro họ có cách khắc phục nào không? Thấu hiểu được điều đó pháp luật đã có những quy định cụ thể như vấn đề bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng để đảm bảo một phần khi hoạt động này có rủi ro. Vậy cụ thể quy định về vấn đề bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật xây dựng 2014
Nghị định
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Quy định về vấn đề bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Vì hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng nên trong quá trình xây dựng cần phải có những chính sách bảo hiểm nhất định. Theo quy định tại Điều 9 Luật xây dựng năm 2014 quy định về bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng, cụ thể:
Thứ nhất, bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng.
Thứ hai, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.
Thứ ba, bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động.
Thứ tư, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
Thứ năm, bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
Như vậy từ quy định trên có thể thấy bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm có 05 loại bảo hiểm là bảo hiểm công trình, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm đối với vật tư, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm bảo hành công trình, những loại bảo hiểm này nhằm mục đích bảo đảm cho những trường hợp cụ thể trong đầu tư xây dựng có thể gặp phải những rủi ro không đáng có. Mỗi loại bảo hiểm sẽ có chế độ hưởng và nghĩa vụ khác nhau. Theo đó trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:
Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp. Để đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng dân cư xung quanh khu xây dựng thì chủ đầu tư phải mua bảo hiểm cho những công trình đó.
Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên. Đối với những công trình xây dựng từ cấp II trở lên thì chủ đầu tư xây dựng sẽ phải mua bảo hiểm trách nhiệm để đảm bảo cho công việc được hoàn thành.
Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường. Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng mua các loại bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật xây dựng năm 2014. Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc, điều kiện, mức phí, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
2. Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Căn cứ theo quy định tại điều 4. Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng Nghị định Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/5/2015 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định cụ thể:
1. Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
a) Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
b) Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III
c) Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
2. Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
3. Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm có 05 đối tượng, trên thực tế thì hoạt động đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay đang ngày càng phát triển theo chiều hướng tăng mạnh về quy mô xây dựng, áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào hoạt động xây dựng,… Theo đó dẫn đến nguồn vốn đầu tư cực kỳ lớn. Tuy nhiên đối với khoản đầu tư càng lớn thì cũng đồng nghĩa các rủi ro của các dự án đầu tư xây dựng cũng tỷ lệ thuận với nó. Theo đó nên việc yêu cầu bắt buộc phải có bảo hiểm cho hoạt động này là hoàn toàn hợp lý.
Chúng ta có thể hiểu bảo hiểm công trình xây dựng là một loại bảo hiểm rủi ro đối với các công trình xây dựng dựa trên mục đích khắc phục những tai nạn hay rủi ro xấu cho nhà đầu tư và công trình xây dựng nhằm đảm bảo được bồi thường khi công trình có xảy ra tổn thất vật chất hay bồi thường cho bên thứ 3 khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo hợp đồng đã ký với bên bán bảo hiểm công trình xây dựng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 4 như trên thì Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có thể hiểu vấn đề này xét trên thưc tế thì dù làm bất kỳ ngành nghề gì thì chúng ta đôi lúc khó có thể tránh khỏi sai sót. Trường hợp nhẹ thì có thể bỏ qua nhưng đối với những trường hợp nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến người và của thì chủ đầu tư, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn đặc biệt có thể kể đến đó là những nghề như xây dựng công trình. Loại bảo hiểm này với mục đích bảo vệ các chủ đầu tư, doanh nghiệp trong những trường hợp không may bị khiếu nại hay bị dính phải những tình huống kiện tụng phức tạp.
Căn cứ dựa trên khoản 3 điều 4 như trên có nêu nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường điều này được hiểu là theo quy định của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy định này có thể nói là tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong hoạt động đầu tư xây dựng. Theo đó, quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng tương tự số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với người lao động thi công trên công trường quy định tại Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.
Theo quy định của pháp luật có nêu tới số tiền bảo hiểm tối thiểu 100 triệu đồng, tương đương với 30 tháng lương tối thiểu bình quân theo vùng hiện nay quy định như vậy nhằm chi trả thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho bên thứ ba. Vấn đề quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản trên cơ sở thực tế các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và thông lệ thị trường bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu này là một điều cơ bản bảo đảm chi trả những thiệt hại về tài sản đối với bên thứ ba trong các trường hợp cụ thể xảy ra trên thực tế. Theo đó, đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba nhu sau:
a) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
b) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản được xác định như sau:
– Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
– Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
Kết luận: Từ những nội dung chúng tôi phân tích như trên có thể thấy bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục bắt buộc để chủ đầu tư được cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật và trong đó thì việc thi công công trình xây dựng thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về vấn đề bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng” và các thông tin pháp lý liên quan khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.