Quy định về văn bản quy phạm pháp luật. Hỏi về tập quán thương mại.
Quy định về văn bản quy phạm pháp luật. Hỏi về tập quán thương mại.
Tóm tắt câu hỏi:
Tập quán thương mại được thừa nhận tại việt Nam chưa? Căn cứ nào kết luận hình thức chủ yếu của pháp luật VN là hình thức văn bản? Luật và Hiến Pháp có gọi chung là văn bản luật? Mối quan hệ giữa Hiến pháp – Luật- Pháp lệnh?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Cơ sở pháp lý:
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
* Nội dung tư vấn:
1. Tập quán thương mại.
Điều 5 Luật Thương mại năm 2005 nêu những trường hợp áp dụng tập quán thương mại, như sau:
“1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.".
Bên cạnh đó, Điều 235 Luật Thương mại năm 2005 quy định về quyền, nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khẳng định:
“1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;
d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.”
Như vậy, Việt Nam có thừa nhận tập quán thương mại, tuy nhiên chỉ thừa nhận trong một vài trường hợp nhất định để phù hợp với thương mại quốc tế.
2. Hình thức chủ yếu của pháp luật Việt Nam là văn bản.
Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định văn bản quy phạm pháp luật như sau:
"Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúngthẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật."
Hiến pháp cũng ghi nhận:
“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”
Như vậy có thể thấy nước Việt Nam thừa nhận hình thức chủ yếu của pháp luật là văn bản. Trong một số trường hợp đặc biệt có thừa nhận pháp luật tập quán nhưng rất hạn chế.
3. Luật – Hiến pháp có phải là văn bản pháp luật.
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Văn bản Luật và văn bản dưới luật. Trong đó, văn bản luật gồm Hiến pháp, bộ luật/luật, nghị quyết của quốc hội.
4. Mối quan hệ Luật- Hiến pháp- Pháp lệnh.
Hiến pháp là luật gốc – luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật. Mọi bộ luật, pháp lệnh, nghị quyết…được ban hành phải phù hợp với quy định của Hiến pháp và không được đi ngược tinh thần Hiến pháp.
Nguồn của Hiến pháp là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng những quy phạm pháp luật cấu thành lên Hiến pháp gồm các hình thức văn bản luật, pháp lệnh , nghị quyết của Quốc Hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội…