Quy định về ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán. Trách nhiệm của chủ tài khoản thanh toán sau khi ủy quyền cho người khác sử dụng.
Quy định về ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán. Trách nhiệm của chủ tài khoản thanh toán sau khi ủy quyền cho người khác sử dụng.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có đứng tên 1 tài khoản ngân hàng và ủy quyền cho người khác sử dụng. Nay có người gọi điện thoại cho em và nói đã bị lừa chuyển vào tài khoản của em với số tiền là 8.000.000 vnd. Người đó yêu cầu em gửi trả lại số tiền nói trên nếu không sẽ đưa ra cơ quan công an. Em xác nhận là có số tiền trên chuyển vào tài khoản của em và đã được rút ra, nhưng em không phải là người liên quan đến số tiền đó. Em xin được hỏi nếu sự việc nói trên là có thật thì em có bị tội danh gì hay không? Và quy trình xử lý từ khi có đơn khiếu nại là như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn và mong được hồi đáp sớm.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
+ Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
+ “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi, bổ sung năm 2009
2. Nội dung tư vấn:
Tài khoản ngân hàng, hay còn gọi là tài khoản thanh toán là khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng (khoản 22 Điều 4
Do vậy, khi một người bị lừa chuyển vào tài khoản của bạn một số tiền là 8.000.000 đồng, thì trong trường hợp này, đầu tiên khi xảy ra việc chuyển nhầm, chuyển sai lệnh thanh toán thì người chuyển nhầm, chuyển sai hoàn toàn có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, để đòi lại số tiền họ đã chuyển nhầm, chuyển sai đối tượng, như liên hệ với ngân hàng, với chủ tài khoản mà đã chuyển tiền vào (ở đây là bạn) để thực hiện việc yêu cầu trả lại số tiền trên, và yêu cầu của họ hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên, bạn khẳng định rằng, bạn đã ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản này, đồng thời bạn cũng không hề biết về số tiền gửi nói trên. Do vậy, trong trường hợp này, khi người bị lừa chuyển tiền yêu cầu bạn trả lại tài sản thì bạn có quyền không trả lại tài sản vì sự thật là bạn không phải là người thực hiện việc rút số tiền trên ra khỏi tài khoản và sử dụng nó.
Người bị lừa chuyển tiền có quyền tố cáo lên cơ quan công an. Bạn sẽ phải phối hợp, hợp tác với cơ quan công an trong quá trình điều tra, xác minh vụ việc. Tuy nhiên, khi xác định tội danh đối với bạn thì cơ quan công an sẽ phải tiến hành điều tra để xác định ai là người đã có hành vi lừa đảo người kia chuyển tiền vào tài khoản của bạn, ai là người đã rút tiền khỏi tài khoản của bạn, mối quan hệ giữa người lừa người kia chuyển tiền với chủ tài khoản là bạn, việc ủy quyền giữa bạn và người khác trong việc sử dụng tài khoản thanh toán này. Cụ thể:
Theo thông tin, bạn đã ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản ngân hàng của mình. Về vấn đề ủy quyyền trong việc sử dụng tài khoản thanh toán của ngân hàng, tại Điều 4 Thông tư 23/2014/TT- NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 32/2016/TT- NHNN có quy định như sau:
“Điều 4. Ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán
1. . Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình.
2. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.”
3. Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).”
Trong trường hợp cụ thể của bạn, bạn không nói rõ bạn ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán (tài khoản ngân hàng) của mình dưới hình thức nào, ủy quyền bằng văn bản hay chỉ bằng lời nói và hành vi thực tế như giao nhận thẻ tài khoản, cung cấp số tài khoản, mật khẩu của thẻ tài khoản ngân hàng. Do vậy, bạn cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của mình để có sự xác định cụ thể. Việc ủy quyền trong việc sử dụng tài khoản thanh toán của bạn chỉ được xác định là hợp pháp khi bạn ủy quyền bằng văn bản, và đã gửi văn bản ủy quyền này tới tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán (ngân hàng) nơi bạn mở tài khoản kèm theo bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được bạn ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
Trường hợp bạn ủy quyền cho người khác bằng văn bản theo đúng trình tự theo quy định của pháp luật. Người được quyền sử dụng tài khoản này để thanh toán, gửi, chuyển tiền… Vậy nên, khi sự ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán của bạn là hợp pháp, và bạn không hề biết về sự việc này thì tiến hành điều tra, xác minh việc yêu cầu chuyển, và rút tiền bị lừa đảo nêu trên từ tài khoản này thì cơ quan điều tra sẽ xác định được bạn là người không phải là người đang trực tiếp sử dụng và có liên quan đến vụ việc này; mà người đang trực tiếp sử dụng tài sản này là người được ủy quyền. Trong trường hợp này, sẽ không phát sinh trách nhiệm pháp lý đối với bạn trong vụ việc có số tiền bị chiếm đoạt, bị lừa đảo nêu trên. Bạn cũng không có nghĩa vụ phải hoàn trả số tiền trên cho người bị lừa chuyển tiền.
Trường hợp bạn ủy quyền chỉ bằng lời nói, và hành vi thực tế giao lại số tài khoản, thẻ tài khoản, mật khẩu tài khoản; hoặc có ủy quyền bằng văn bản nhưng không thông báo đến Ngân hàng (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) nơi mở tài khoản thanh toán. Trong trường hợp này, vì việc ủy quyền của bạn được xác định là không hợp pháp, nên về nguyên tắc, khi có sự chuyển dịch (gửi, rút) khoản tiền gửi liên quan đến tài khoản thanh toán này thì với tư cách là chủ tài khoản thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến tài khoản này.
>>> Luật sư
Đồng thời theo như lời của người bị hại, thì họ bị lừa chuyển tiền vào tài khoản của bạn và số tiền đó đã được rút ra. Trong vụ việc này đang có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do vậy, việc xác định bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm pháp lý khác đối với vụ việc này hay không thì cần phải xem xét các tình tiết của vụ việc. Cụ thể:
Theo quy định tại Điều 139 “
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
…”
Căn cứ theo quy định tại Điều 139 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì người nào bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong tình huống của bạn thì người chuyển tiền bị người khác dùng thủ đoạn gian dối, với mục đích để họ chuyển tiền vào số tài khoản của bạn để chiếm đoạt số tiền này.
Bạn nói rằng bạn không hề biết về sự việc này, cũng không phải là người thực hiện việc rút số tiền này từ tài khoản, bạn cũng không biết về việc người khác sử dụng thủ đoạn gian dối, để yêu cầu người khác chuyển tiền vào và thực hiện việc chiếm đoạt tài sản này thông qua việc rút tiền ra. Nếu thông qua quá trình điều tra xác minh, xác định bạn không có liên quan đến vụ việc này, và không có sự phối hợp, với người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý gì liên quan đến vụ việc này. Đồng thời bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện người đang sử dụng tài khoản của bạn về việc sử dụng tài khoản của bạn để thực hiện hành vi trái pháp luật.