Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Tiếng Anh là Reserve Requirement) được biết đến là khoản tiền mặt dự trữ tối thiểu mà ngân hàng hay các tổ chức tài chính cần có. Khoản tiền này nhằm đảm bảo ngân hàng có khả năng thanh toán và giảm thiểu rủi ro ở mức tối đa trong thời gian hoạt động. Vậy, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng được quy định thế nào trong pháp luật Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Quy định về tỷ lệ dữ trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng:
Dữ trữ bắt buộc là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng, dùng để chỉ số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (Theo khoản 1 Điều 14 Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Theo quy định thì tổ chức tín dụng bao gồm:
+ Hoạt động của các ngân hàng, có thể kể đến: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã;
+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng nằm trong trường hợp này như: công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác;
+ Tổ chức tài chính vi mô cũng thuộc nhóm các tổ chức tín dụng;
+ Ngoài ra, quỹ tín dụng nhân dân.
Dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng là hoạt động bắt buộc phải diễn ra, tuy nhiên tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng cũng có tỷ lệ khác nhau. Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2019-TT-NHNN thì có các nội dung quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc được ghi nhận cụ thể:
-
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng
+ Cá nhân đang là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ được trao thẩm quyền quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định tại điểm b Khoản này;
+ Đối với tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ qua công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn;
-
Còn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 1 Quyết định 1158/QĐ-NHNN thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc phải tuân thủ mức như sau:
+ Đối với hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%;
+ Ngân hàng chính sách: thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ;
Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, ngân hàng chính sách trong trường hợp được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0% đối với tất cả các loại tiền gửi không phải báo cáo Ngân hàng nhà nước về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc theo quy định về dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng;
+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:
++ Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng thì tỷ lệ là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
++ Còn trong trường hợp tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên thì 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc sẽ là tỷ lệ được sử dụng;
++ Còn tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài sẽ là 1 % trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
++ Mức 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc sẽ là tỷ lệ được áp dụng với tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng;
++ Riêng với tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
-
Pháp luật cũng quy định những tổ chức tín dụng khác áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:
+ Trên thực tế, tiền gửi bằng đồng Việt Nam nếu thuộc loại không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng có tỷ lệ 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
+ Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi cũng nằm trong trường hợp phải tính dự trữ bắt buộc;
+ Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
+ Đồng thời, khi tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
+ Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
2. Có các tổ chức tín dụng nào không phải thực hiện dự trữ bắt buộc?
Những trường hợp không bắt buộc phải tiến hành thực hiện dự trữ bắt buộc đang được quy định chi tiết tại Điều 3 Thông tư 30/2019/TT-NHNN, trong đó kể đến:
- Thứ nhất, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:
Tổ chức tín dụng nằm trong trường hợp kiểm soát đặc biệt là khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định. Theo quy định thì thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
- Thứ hai, khi tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động:
Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; Trong khoảng thời gian này thì việc thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động là hoạt động bắt buộc phải thực hiện;
- Thứ ba, tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền:
Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; Khi tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản thì cần phải tiến hành việc thông báo cho bằng cách gửi quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này.
3. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có ý nghĩa như thế nào?
Với những nội dung đã trình bày thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ lớn trong việc đảm bảo hoạt động của các ngân hàng hoặc quỹ tín dụng diễn ra theo khuôn khổ pháp luật. Trong mục này thì tác giả sẽ chia sẻ thêm một số vai trò của việc quy định tỷ lệ dự trữ, cụ thể:
- Thứ nhất, quy định này đảm bảo khả năng thanh toán:
Việc tổ chức tín dụng tuân thủ dự trữ bắt buộc thì khi bị mất khả năng thanh toán thì số tiền này sẽ được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán. Trong quá trình hoạt động của ngân hàng thì tiền được để vào quỹ dự trữ thanh toán có thể giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu rút tiền bất cứ lúc nào của khách hàng và tránh tình trạng thiếu hụt tiền khi giao dịch.
- Thứ hai, hỗ trợ cho việc kiểm soát lạm phát:
Lạm phát là một trong những trường hợp được xác định có thể gây xáo trộn trong thị trường cung ứng sản phẩm, điều này cũng đi kèm với sự mất giá trị của một loại tiền tệ để lại nhiều hệ quả xấu trong lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa- xã hội,…
Nên để có thể phòng ngừa và kiểm soát được vấn đề này thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được đem sử dụng làm công cụ kiểm soát lạm phát bằng cách hạn chế số tiền cho vay đang có sẵn. Trên thực tế thì Chính phủ có thể điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi lạm phát có dấu hiệu tăng cao;
- Thứ ba, có những yếu tố bảo vệ quyền lợi khách hàng
Một trong những mục đích hoạt động của ngân hàng đó là nhận được tiền lãi từ nguồn tài sản mà khách hàng gửi vào hàng tháng nên việc đảm bảo thực hiện được yêu cầu của khách hàng trong bất kỳ như để khách rút toàn bộ tiền gửi sẽ đem đến trải nghiệm thoải mái hơn cho khách hàng và tăng niềm tin tưởng. Nên có thể khẳng định, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng.
THAM KHẢO THÊM: