Quy định về trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông được quy định như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ.
Mục lục bài viết
1. Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông:
Thẩm định an toàn giao thông được hiểu là việc kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình giao thông trong quá trình thi công và hoàn thiện. Thông qua việc thẩm định an toàn giao thông, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ dễ dàng nắm bắt được điều kiện thực tiễn của công trình đó. Trong trường hợp xảy ra rủi ro, sự cố hay yếu tố kỹ thuật, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm liên quan sẽ đưa ra được những biện pháp hỗ trợ khắc phục, giải quyết kịp thời nhất.
Điều 53 Thông tư
– Đối với đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, thì quy trình thẩm định an toàn giao thông trả qua các giai đoạn sau đây:
+ Việc thẩm định an toàn giao thông phải được thực hiện ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác. Tức ở mỗi giai đoạn trong tiến trình thi công đường bộ, đều phải tiến hành thẩm định.
+ Ngoài ra, người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể quyết định tiến hành thẩm định an toàn giao thông tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình lập dự án, thiết kế, thi công nếu thấy cần thiết.
Thẩm định an toàn giao thông là hoạt động bắt buộc trong quá trình thi công đường bộ. Ngoài 3 giai đoạn bắt buộc phải tiến hành thẩm định như đã phân tích, thì ở bất kỳ giai đoạn khác nào, nếu thấy cần thiết, cá nhân, tổ chức đều có thể tiến hành thẩm định an toàn giao thông.
– Đối với công trình đường bộ đang khai thác thì giai đoạn thẩm định an toàn giao thông tuân thủ theo các quy định cụ thể sau đây: Công trình đường bộ đã được nâng cấp, cải tạo nếu xảy ra số vụ tai nạn giao thông tăng đột biến so với trước khi nâng cấp, cải tạo; Lưu lượng xe thực tế tăng trên 30% so với lưu lượng xe thiết kế của kỳ tính toán; Tình trạng đô thị hóa tăng trên 20% so với thời điểm đưa công trình vào khai thác; Cơ quan có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 54 Thông tư này quyết định phê duyệt danh mục tuyến đoạn tuyến phải thẩm định an toàn giao thông đáp ứng điểm a Khoản này do đơn vị quản lý tuyến đường đề nghị.
Có thể thấy, các giai đoạn thực hiện thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông mà Nhà nước đưa ra dựa trên tính thực tiễn về quá trình vận hành. Các giai đoạn này giúp việc thẩm định an toàn giao thông diễn ra một cách ổn định và toàn diện nhất, tránh các trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
2. Quy định về trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông:
2.1. Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đối với các dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo:
Điều 56 Thông tư
– Bước 1: Tư vấn thẩm tra an toàn giao thông.
Việc tư vấn thẩm tra an toàn giao thông gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết; cập nhật thông tin về tình hình tai nạn đã xảy ra nếu thực hiện thẩm tra an toàn giao thông dự án nâng cấp, cải tạo;
+ Tiến hành nghiên cứu tài liệu đã thu thập được để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông; sơ bộ giải pháp xử lý cho từng vấn đề; dự kiến danh mục các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn, các vấn đề cần chú trọng xem xét khi đi kiểm tra hiện trường;
+ Thực hiện kiểm tra hiện trường để xác định, đối chiếu, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn (có xét đến sự ảnh hưởng thời tiết, điều kiện dân cư, tập quán). Khi thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn trước khi đưa đường vào khai thác, phải kiểm tra hiện trường cả ban ngày và ban đêm;
+Tham vấn ý kiến của người dân khu vực đoạn tuyến (nếu có) về vấn đề tai nạn, nhu cầu tham gia giao thông;
+ Tiến hành lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông nêu rõ các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông và đề xuất biện pháp khắc phục theo nội dung quy định tại Điều 62 Thông tư này và trình chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư.
– Bước 2: Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư xem xét báo cáo thẩm tra an toàn giao thông của đơn vị thẩm tra an toàn giao thông, lập tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
– Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông và có văn bản phê duyệt kết quả báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
– Bước 4: Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông để phê duyệt bổ sung vào dự án.
2.2. Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trong quá trình khai thác:
Điều 57 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT quy định về trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trong quá trình khai thác theo các quy trình cụ thể sau đây:
– Bước 1: Tư vấn thẩm tra an toàn giao thông.
Việc tư vấn thẩm tra an toàn giao thông được thực hiện với các nội dung cơ bản sau đây:
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm liên quan tiến hành thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết; thu thập các thông tin về tình hình tai nạn giao thông, tình hình mất an toàn giao thông đã xảy ra trên tuyến, đoạn tuyến thẩm tra;
+ Sau khi thu thập tài liệu thì sẽ tiến hành nghiên cứu tài liệu đã thu thập được để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông; sơ bộ giải pháp xử lý cho từng vấn đề; dự kiến danh mục các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn, các vấn đề cần chú trọng xem xét khi đi kiểm tra hiện trường; dự kiến các bất cập về an toàn giao thông tại các khu vực nút giao;
+ Kiểm tra hiện trường để xác định, đối chiếu, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn (có xét đến sự ảnh hưởng thời tiết, điều kiện dân cư, tập quán). Kiểm tra hiện trường phải thực hiện cả ban ngày lẫn ban đêm và khi thời tiết bất lợi (mưa, sương mù); việc kiểm tra phải có sự tham gia của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ tiếp nhận quản lý tuyến đường;
+ Làm việc với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, Ban An toàn giao thông địa phương và cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến để trao đổi về các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông; đề xuất kiến nghị nâng cao an toàn đối với tuyến, đoạn tuyến đang thẩm tra;
+ Lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông nêu rõ các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông và đề xuất biện pháp khắc phục theo nội dung quy định tại Điều 62 Thông tư này và trình cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, nhà đầu tư.
– Bước 2: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, nhà đầu tư xem xét báo cáo thẩm tra an toàn giao thông, lập tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
– Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông, có văn bản phê duyệt kết quả báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
– Bước 4: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông và thực hiện theo quy định hiện hành.
Như vậy, việc thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông phải tuân thủ đầy đủ theo các quy trình, thủ tục nêu trên. Đối với từng đối tượng, giai đoạn cụ thể thì hoạt động thẩm định, kiểm tra cũng có sự khác biệt nhất định. Song, suy cho cùng, quy định mà Nhà nước đưa ra đều hướng tới việc hoàn thiện, giúp hoạt động thẩm định diễn ra một cách quy củ và toàn diện nhất, bảo đảm đúng vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra.
3. Nội dung thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông:
Theo quy định tại Điều 58 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT, nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình gồm các nội dung cơ bản sau:
– Việc thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông phải đảm bảo việc xem xét những giải pháp tổng thể về quy mô kỹ thuật của dự án. Việc xem xét này đảm bảo hướng tới các mục đích sau:
+ Sự phù hợp về phương án tuyến đi qua các điểm khống chế, vị trí giao cắt, khoảng cách giữa các nút giao.
+ Tạo nên sự hợp lý về phương án thiết kế các công trình trên tuyến, hệ thống thoát nước, các điều kiện địa chất, khí hậu thủy văn; ảnh hưởng của cảnh quan môi trường, của các công trình dịch vụ, đường vào khu dân cư và các khu vực khác, lối đi cho xe cứu hỏa, cứu thương; khả năng mở rộng tuyến trong tương lai.
– Một nội dung nổi bật trong quá trình thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông là đặc trưng hình học của bình đồ, trắc dọc, mặt cắt ngang điển hình và thay đổi mặt cắt, tổ chức giao thông, tiêu chuẩn thiết kế.
– Đảm bảo thông tin về tầm nhìn, đoạn quá độ, khả năng nhận biết, phản ứng của lái xe; Tầm nhìn khi vào và tầm nhìn tại nút giao, bố trí tổng thể, mặt cắt ngang.
– Nội dung thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông phải bảo đảm đánh giá ảnh hưởng của các công trình ven đường, các công trình dành cho người đi bộ, phương tiện thô sơ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
– Công tác an toàn trong thi công được thể hiện qua giải pháp tổng thể bảo đảm trong quá trình thi công cũng là một trong những nội dung cần phải có trong hoạt động thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông.
– Các khía cạnh an toàn giao thông khác chưa được đề cập.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của