Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa là gì? Các trường hợp những người cần xét hỏi phải đến phiên tòa? Trình tự xét hỏi theo quy định của luật tố tụng? Những quy định về hỏi những người cần xét hỏi?
Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, để tiến hành xét xử, việc triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa là bắt buộc. Việc triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa là việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác và quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa. Vậy những quy định liên quan đến triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
–
1. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa là gì?
Theo Điều 287
Như vậy, triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa là việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác và quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.
2. Các trường hợp những người cần xét hỏi phải đến phiên tòa?
– Quyền của thẩm phán đối với việc xét hỏi: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác. Thẩm phán phải xác định tất cả những người được triệu tập để xét hỏi tại phiên tòa và triệu tập những người nào phải theo yêu cầu giải quyết vụ án. Việc xác định chính xác những người cần phải hỏi giúp cho quá trình xét xử vụ án được tiến hành nhanh chóng, khai thác được các thông tin cần thiết cho việc xét xử nhanh nhất.
– Những người được triệu tập đến phiên tòa: Những người này bao gồm bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đên vụ án và người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa, người bảo vệ quyên lợi của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
Trong đó:
+ Bị cáo đang bị tạm giam, thẩm phán ký lệnh trích xuất bị cáo gửi đến ban giám thị trại giam nơi tạm giam bị cáo.
Trường hợp bị cáo tại ngoại, Thẩm phán ký giấy triệu tập bị cáo đến phiên tòa.
+ Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, nêu là cơ quan, tổ chức thì triệu tập người đại diện của cơ quan, tổ chức.
+ Trường hợp người bị hại đã chết thì triệu tập người đại diện hợp pháp của họ.
+ Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự cần gửi giấy triệu tập đến phiên tòa cho họ nếu phiên tòa chưa được tiến hành vào ngày đã ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trường hợp phải hoãn phiên tòa để xét xử vào một ngày khác.
+ Người giám định, được triệu tập tham gia phiên tòa trong những vụ án mà pháp luật quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định và những vụ án mà sự có mặt của người giám định tại phiên tòa là cần thiết cho việc xét xử.
3. Trình tự xét hỏi theo quy định của luật tố tụng?
Trình tự xét hỏi được quy định tại Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
“1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.
3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.”
Trình tự xét hỏi được quy định và những người liên quan phải thực hiện đúng trình tự xét hỏi để đảm bảo việc xét xử được thực hiện khách quan, chính xác. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Khi tiến hành hỏi phải tuân thủ trình tự từng người hỏi: chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Phạm vi hỏi sẽ hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ, đối với người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.
4. Những quy định về hỏi những người cần xét hỏi?
4.1. Hỏi bị cáo
Hỏi bị cáo được quy định tại Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
“1. Chủ tọa phiên tòa phải quyết định hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Bị cáo bị cách ly được
2. Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án.
Người bào chữa hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa và tình tiết khác của vụ án.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi bị cáo về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ toạ phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.
3. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.”
Việc hỏi bị cáo phải được thực hiện đúng luật, Chủ tọa phiên tòa phải quyết định hỏi riêng từng bị cáo, trường hợp lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ.
Trong quá trình hỏi, bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án, nếu bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn thì Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm này. Trường hợp bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.
4.2. Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
Đối với bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, việc hỏi được quy định tại Điều 310 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Theo quy định tại điều này, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
4.3. Hỏi người làm chứng
Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Việc hỏi người làm chứng được quy định tại Điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Nguyên tắc hỏi người làm chứng được đảm bảo việc hỏi phải được tiến hành riêng đối với từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.
Khoản 2 Điều này quy định: “Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng.
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi người làm chứng về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.”
Việc xác định quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án nhằm xác định tính khách quan trong lời khai của người làm chứng. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn nhằm làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án.
Nếu có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm thì Hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan.