Quy định về treo biển hiệu doanh nghiệp? Treo biển hiệu công ty, biển quảng cáo kinh doanh có phải xin phép không? Cách treo biển hiệu doanh nghiệp và biển quảng cáo đúng luật?
Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức hay các doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu của mình , nâng cao uy tín cũng như mong muốn đưa sản phẩm, hàng hóa đến với công chúng thì một hoạt động không thể thiếu đó là hoạt động quảng cáo. Quảng cáo chính là việc cá nhân, tổ chức dùng các phương tiện theo mục đích của mình để đưa sản đến mọi người để nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho chủ thể thực hiện việc quảng cáo.
Hình thức được sử dụng cho việc quảng cáo được thực hiện dưới nhiều hình thức, chủ thể muốn thực hiên việc quảng cáo có thể sử dụng một trong các hình thức sau: Thông qua các trang điện tử tạo lập, báo chí, hay là các biển hiệu, hộp đèn led, băng rôn cũng là một trong những hình thức quảng cáo phổ biến được áp dụng hoặc thông qua hội thảo, hội chợ để quảng bá sản phẩm của mình, các hình thức mục đích của chủ thể.
Hiện hình thức quảng cáo trên biển hiệu đang là hình thức được sử dụng phổ biến, vì mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên nhiều cơ quan, tổ chức chưa nắm được quy định của pháp luật về hình thức quảng cáo này nên dẫn đến hậu quả pháp lý là bị cơ quan nhà nước xử phạt theo quy đinh và yêu cầu tháo dỡ dẫn đến thiệt hại về mặt tài chính của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, không những vậy mà còn xét đến yếu tố chuyên nghiệp và cũng sẽ làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thực hiện việc quảng cáo:
Để thực hiện việc quảng cáo dù là theo hình thức nào cũng phải đáp ứng được những điều kiện như bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy đinh của pháp luật tùy theo loại hình kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa phải có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về kinh doanh, hợp chuẩn, hợp quy, Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đối những tài sản bắt buộc phải đăng ký, ngoài ra những hàng hóa có điều kiện theo quy định thì cần đáp ứng được những điều kiện đó:
Ví dụ: Đối với quảng cáo liên quan đến thuốc thì ngoài những giấy tờ trên thì cần phải có giấy phép lưu hành thuốc tại Việt Nam, kèm theo hướng dẫn sử dụng loại thuốc quảng cáo đó. Còn liên quan đến quảng cáo mỹ phẩm thì cân có thêm giấy công bố mỹ phẩm đó, còn đối với hàng hóa là sữa hay thực phẩm dinh dưỡng phải có giấy chứng nhận về tiêu chuẩn hàng hóa, bên cạnh đó cần có thêm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm , giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm nếu là hàng hóa nhập khẩu…tùy theo mỗi loại hành hóa, sản phẩm mà cần đáp ứng được điều kiện để thực hiện việc quảng cáo, bổ sung giấy tờ theo quy định để tránh những rủi do có thể xảy ra.
Bên canh đó việc thực hiện quảng cáo phải đáp ứng thêm những điều kiên như tiếng nói và chữ viết trong quảng cáo cũng phải đúng theo quy định của pháp luật là chỉ được thể hiện bằng tiếng việt trừ một số trường hợp sản phẩm, hàng hóa, nhãn hiệu hay khẩu hiệu có tên riêng là tiếng nước ngoài, từ ngữ không thê thay thế bằng tiếng việt, trương trình dân tộc thiểu số, sách, báo trang thông tin xuất bản, in ấn theo tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam. Trường hợp quảng cáo mà có sử dụng cả tiếng Việt và nước ngoài thì tiếng nước ngoài bao giờ cũng phải được thể hiện sau và khổ chữ nhỏ hơn tiếng Việt.
Ngoài ra khi thực hiện quảng cáo thì chủ thê thực hiện việc quảng cáo phải đáp ứng được nội dung theo quy định như nội dung quảng cáo phải đảm bảo chính xác, trung thực không lừa dối, không dẫn đến việc gây ra thiệt hại chủ thể kinh doanh, sản xuất của chủ thể tiếp nhận việc quảng cáo của doanh nghiệp, tổ chức.
2. Quy định về quảng cáo trên biển hiệu:
Khi thực hiện việc quảng cáo thông qua biển hiệu thì cần đáp ứng được những nội dung như sau đầu tiên cần có tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ quản, tên nơi sản xuất sản phẩm, hàng hóa, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Ngoài ra trên biển hiệu quảng cáo cần có đầy đủ địa chỉ công ty và nghi số điện thoại liên lệ với cơ quan chủ quản.
Bên cạnh đó khung biển hiệu thực hiện việc quảng cáo phải đáp ứng theo quy định như đối với biển hiệu theo chiều ngang thì chiều cao tối đa đối với biển hiệu không được vượt quá hai mét và chiều dài tối đa theo chiều ngang của nhà. Còn đối với biển hiệu mà được thiết kế theo chiều dọc thì chiều ngang không được quá một mét, chiều cao tối đa là bốn mét, tuy nhiên không được quá chiều của tầng nhà tại vị trí dặt biển hiệu. Đặc biệt biển hiệu quảng cáo không được che lối dùng để thoát hiểm, đường cứu hỏa hay cái biển hiệu quảng cáo đó vượt ra ngoài vỉa hè, làm ảnh hưởng đến giao thông công cộng đi lại
Quảng cáo bằng biển hiệu có thể thực hiện thông qua hình thức sau như hộp đèn, biển hoặc là bảng ..hay là các hình thức khác tùy theo cá nhân, tổ chức thực hiện và phù hợp với mục đích của mình.
Khi thực hiện việc quảng cáo thông qua biển hiệu thì cũng cần đảm bảo được mỹ quan của biển hiệu, biển hiệu quảng cáo chỉ được đặt sát cổng, nơi kinh doanh hay hay là trước mặt trụ sở của tổ chức, cá nhân, tại cổng cơ quan, tổ chức hay cá nhân chỉ được phép đặt một biển hiệu quảng cáo, tại nơi kinh doanh hay tại trụ sở chỉ được đặt tối đa hai biển hiệu dọc và một biển hiệu ngang.
Thực hiện việc quảng cáo dù là độc lập hay là gắn với công trình xây dựng sẵn có thì cũng cần đặt theo đúng quy định của pháp luật và một số trường hợp theo quy đinh còn cần phải xin giấy phép lặp đặt biển hiệu quảng cáo như thực hiện việc quảng cáo đó ngoài trời mà có diện tích một bên của biển hiệu đó từ hai mươi mét vuông trở lên.
+) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quảng cáo.
Đầu tiên phải có giấy đề nghị xin cấp giấy phép xây dưng công trình để thực hiện việc quảng cáo của cá nhân, tổ chức.
Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân có mong muốn thực hiện công trình quảng cáo.
Ngoài ra nếu thuê mặt bằng đất thì cần có hợp đồng thuê, bản sao công chứng, chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê địa điểm trường hợp công trình quảng cáo gắn vơi công trình đã có sẵn.
Trong hồ sơ cần phải có bản vẽ thiết kế thể hiện được nơi mặt bằng, mặt chiều đứng của công trình, mặt cắt công trình, móng công trình có đóng dấu và chữ ký cua chủ đầu tư thực hiện công trình quảng cáo. Nếu quảng cáo biển hiệu gắn với những công trình đã có sẵn thì phải có bản vẽ biện pháp gắn với công trình đó.
+) Trình tự thủ tục xin giấy phép quảng cáo.
Nộp hồ sơ bao gồm đơn đề nghị cấp giấy phép cho cơ quan có thẩm quyền, trường hợp công trình quảng cáo nằm trong ku quy hoạch thì phải được tỉnh chấp thuận thì mới thực hiện việc quảng cáo được, sau khi nộp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng mười lăm ngày phải thực hiện cấp giấy phép quảng cáo nếu không được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thực hiện việc quảng cáo trên bảng quảng cáo:
Ngoài những điều kiện quy định như trên thì thực hiện việc quảng cáo thông qua bảng quảng cáo cần đáp ứng những quy định khác của pháp luật về văn hóa dân tộc, an toàn hành lang giao thông đường bộ, đê điều, mạng lưới điện quốc gia, đèn tín hiệu giao thông không được che chắn đi, không ngăn cản giao thông, phù hợp quy hoạch quảng cáo tại địa phương, điều kiện về kỹ thuật theo quy định.
Đáp ứng được nội dung quảng cáo phù hợp theo quy định, nếu quảng cáo có nội dung tuyên truyền, chính sách xã hội thì nhãn hiệu hay lô gô của hàng háo phải được đặt dưới cùng của bảng quảng cáo và diện tích quảng cáo tối đa là 20% diện tích của bảng quảng cáo. Ngoài ra sản phẩm quảng cáo phải được ghi rõ địa chỉ và tên của người thực hiện.
Khi thực hiện việc quảng mà bảng quảng cáo có diện tích từ hai mươi mét vuông trở lên thì phải xin giấy phép treo biển quảng cáo, bảng quảng cáo độc lập từ bốn mươi mét vuông trở lên.
4. Quy định về treo biển của doanh nghiệp và treo biển quảng cáo:
Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Theo quy định trên, doanh nghiệp có nghĩa vụ gắn tên tại trụ sở chính. Tên doanh nghiệp được gắn trên biển hiệu doanh nghiệp. Việc treo biển hiệu doanh nghiệp cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
– Các hình thức biển hiệu:
Nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân có thể viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu tại trụ sở, nơi kinh doanh dưới các hình thức: bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn neon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác. Việc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu nêu trên không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP.
– Về mỹ quan, chữ viết:
+ Biển hiệu phải đảm bảo mỹ quan
+ Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
– Vị trí biển hiệu:
+ Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Mỗi doanh nghiệp chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh.
+ Doanh nghiệp chỉ được viết và đặt 1 biển hiệu ngang và không quá 2 biển hiệu dọc.
– Nội dung biển hiệu:
Biển hiệu doanh nghiệp phải có đủ các thông tin sau:
+ Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).
+ Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
+ Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.
+ Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ).
+ Mã số thuế, địa chỉ giao dịch, số điện thoại.
+ Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.
– Kích cỡ biển hiệu: Biển quảng cáo kích cỡ từ 20m2 đến 40m2 thuộc đối tượng phải xin phép trước khi treo. Do đó, để tránh phải xin giấy phép, cần đặt biển với kích cỡ vừa phải.
Việc treo biển hiệu là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp, Vì thế, doanh nghiệp nào vi phạm quy định này, chế tài xử lý như sau: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 32 Nghị định 155/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng hoặc bị buộc tháo dỡ.
Như vậy, treo biển hiệu doanh nghiệp đúng theo các quy định nêu trên không chỉ giúp doanh nghiệp thuận tiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà còn tránh được những phiền phức khi cơ quan thuế kiểm tra.