Quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội.
Quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật sư tư vấn giúp! Tháng 8/2008 đến tháng 2/2009 tôi có làm ở công ty TNHH HWASEUNG VINA Vung Tau,nhưng vì lí do gia đình nên tôi đã nghỉ ngang.Tháng 9/2009 tôi có xin vào Công ty TNHH POUYUEN Việt Nam làm đến tháng 6/2016.Trong suốt khoảng thời gian làm việc ở công ty TNHH POUYUEN Việt Nam tôi có tham gia BHXH.Hiện nay tôi đã nghỉ làm được hơn 1 năm trong khi trước đó tôi không gộp sổ BHXH của công ty củ qua công ty mới.Vây Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi có lấy được sổ BHXH ra hay không,và có lấy được tiền BHXH hay không.Tôi xin chân thành cảm ơn. ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Quyết định số 959/2015/QĐ- BHXH
2. Nội dung tư vấn:
Theo Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.
Căn vào theo quy định trên: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động…”Như vậy, công ty sẽ có trách nhiệm trả lại sổ BHXH cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định. Trường hợp công ty không trả sổ, chị có quyền làm đơn khiếu nại đến Ban giám đốc công ty, trường hợp vẫn không giải quyết chị gửi đơn đến Phòng Lao động thương binh và xã hội nơi công ty có trụ sở để được giải quyết.
Khi công ty cũ trả sổ bảo hiểm xã hội cho chị, thì chị phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội:
Căn cứ khoản 5 Điều 46 Quyết định số 959/2015/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất”.
Để tiến hành gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội chị cần có các loại giấy tờ sau:
– Công văn đề nghị của đơn vị (Mẫu D01b-TS, 01 bản).
– Danh sách đề nghị điều chỉnh hồ sơ tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu D07-TS, 03 bản).
– Đơn của người lao động đề nghị chuyển quá trình tham gia bảo hiểm xã hội từ nhiều sổ bảo hiểm xã hội về một sổ ( Mẫu D01-TS, 01 bản).
– Bản sao CMND, 01 bản.
– Sổ bảo hiểm xã hội gốc và các sổ bảo hiểm xã hội khác kèm đầy đủ các giấy tờ rời và mẫu 07/SBH (nếu có).
– Thẻ bảo hiểm y tế cũ còn thời hạn sử dụng (nếu có).
Sau khi chị đã gộp sổ bảo hiểm xã hội, công ty sẽ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho chị. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Bước 1: Thủ tục giảm
1/ Mẫu D02-TS : 3 bản
2/ Mẫu D01b-TS : 1 bản
3/ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)
4/ Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (01 bản chính)
5/ Bản sao Quyết định/Thông báo chấm dứt HĐLĐ… (01 bản/người) hoặc bản sao Quyết định/Thông báo chấm dứt HĐLĐ tập thể đính kèm danh sách (01 bản)
6/ Mẫu số 103: Phiếu giao nhận hồ sơ
– Bước 2: Chốt sổ cho người lao động:
1. Phiếu giao nhận hồ sơ (Mẫu 321)
2. Danh sách xác nhận sổ BHXH (mẫu số 01-DS/XNS) 2 bản
3. Tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới)
4. Bản ghi quá trình đóng BHXH, BHTN (mẫu 07/SBH) + các tờ rời sổ (nếu có)
>>> Luật sư tư vấn pháp
5. Giấy chuyển tiền (bản sao nếu thanh toán), công văn cam kết thanh toán nợ (nếu nợ trên 1 tháng đến dưới 3 tháng)
6. Bản photo CMND 1 bản/người
7. Mẫu 01-XN/THS (nếu có).
Tại Điều 1 Nghị quyết 93/2015/NQ-QH13 quy định về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/NQ-QH13 thì sau khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì có quyền yêu cầu được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, trong trường hợp này chị nghỉ việc từ tháng 6/2016 mà sau đó không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì sau 1 năm chị mới có quyền yêu cầu được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Tức là phải đến tháng 6/2017 chị mới có quyền yêu cầu được rút tiền bảo hiểm xã hội.
Trình tự thủ tục để thực hiện việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Về hồ sơ bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Chị nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi chị đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội để được giải quyết.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.