Ngày nay, hoạt động bán hàng đa cấp đã không còn xa lạ trong cuộc sống. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán hàng đa cấp?
Mục lục bài viết
1. Quy định về doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
– Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và tiếp thị bán lẻ các loại sản phẩm, hoặc phân phối các hàng hóa sản phẩm cho các công ty khác;
– Việc bán hàng đa cấp sẽ được thực hiện bởi mạng lưới tiếp thị rộng lớn với nhiều người tham gia, nhiều cấp và nhiều nhánh khác nhau. Theo đó thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán hàng đa cấp thường bán hàng thông qua các đại lý phân phối hoặc các cửa hàng … thậm chí là các nhà phân phối trực tiếp giới thiệu và bán cho người tiêu dùng;
– Người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp sẽ được hưởng hoa hồng và tiền thưởng từ kết quả bán hàng của chính mình hoặc của người khác trong mạng lưới do mình tổ chức.
2. Quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (được sửa đổi bởi nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp), có quy định về một số trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ phải có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở chính, hoặc niêm yết công khai tại chi nhánh và các văn phòng đại diện, hoặc các địa điểm kinh doanh khác của doanh nghiệp một số tài liệu quan trọng theo quy định của pháp luật để người mua biết và nắm bắt trên thực tế;
– Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ phải có trách nhiệm trong việc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc hoạt động và kế hoạch trả thưởng đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có trách nhiệm trong việc xây dựng và công bố giá bán của các loại hàng hóa được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp, đồng thời tuân thủ giá bán đã công bố theo quy định của pháp luật;
– Có trách nhiệm trong việc suất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng hóa cho từng chủ thể tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp, và khách hàng mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp đó;
– Có trách nhiệm trong việc giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm các chủ thể này thực hiện đúng hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên, thực hiện đúng quy tắc hoạt động và kế hoạch trả thưởng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán hàng đa cấp;
– Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của các chủ thể là người tham gia bán hàng đa cấp trong trường hợp các hoạt động đó được thực hiện tại trụ sở chính, tại chi nhánh hoặc các văn phòng đại diện và một số địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
– Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp tiến hành hoạt động chi trả hoa hồng và tiền thưởng cho người tham gia bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Vận hành hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật đúng với giải trình kĩ thuật khi tiến hành hoạt động đăng ký bán hàng đa cấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và cần phải đảm bảo rằng người tham gia bán hàng đa cấp có thể truy cập và truy xuất các thông tin cơ bản về hoạt động bán hàng đa cấp của họ;
– Vận hành hệ thống thông tin liên lạc để giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp, có trách nhiệm trong việc vận hành và cập nhật một cách thường xuyên trang thông tin điện tử bằng ngôn ngữ tiếng Việt để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật;
– Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ phải chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan xoay quanh vấn đề điều kiện kinh doanh và lưu thông đối với các hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp, Đồng thời phải đảm bảo tối thiểu 20 % doanh thu bán hàng đa cấp trong một năm tài chính là doanh thu từ khách hàng không phải là người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đó;
– Ngoài ra thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán hàng đa cấp còn có thể chịu một số trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Quy định về đối tượng kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (được sửa đổi bởi nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp), có ghi nhận về đối tượng kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp, bao gồm:
Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được phép tiến hành đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật, hàng hóa được phép lưu thông và không thuộc danh mục cấm của Chính phủ. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm và bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, những loại hàng hóa sau đây sẽ không được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp, tránh trường hợp dẫn đến những hậu quả không đáng có, cụ thể như sau:
– Hàng hóa là thuốc và các trang thiết bị y tế, hàng hóa là các loại thuốc thú y, trong đó bao gồm cả thuốc thú y thủy sản, tha hóa là thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất theo quy định của pháp luật, các loại chế phẩm sử dụng với mục đích diệt côn trùng và diệt khuẩn, các loại thuốc bị hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và lĩnh vực y tế, và một số loại hóa chất nguy hiểm khác;
– Sản phẩm mang nội dung thông tin số.
4. Quy định về điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp:
Nhìn chung thì một tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật như sau:
– Tổ chức đó phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bởi chủ thể có thẩm quyền;
– Tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên theo quy định của pháp luật;
– Tiến hành hoạt động ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phù hợp với quy tắc hoạt động và phù hợp với quy định của pháp luật, có kế hoạch trả thưởng rõ ràng và chương trình đào tạo bài bản, minh bạch;
– Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp và có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bán hàng đa cấp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đó;
– Có hệ thống thông tin liên lạc để phục vụ cho quá trình tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
– Nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
– Thông tư 12/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư