Quy định về Tổng cục thi hành án dân sự. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Thi hành án dân sự là giai đoạn kết thúc của tố tụng dân sự mà trong đó cơ quan thi hành án đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành ra thi hành. Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự bao gồm cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự. Trong đó, Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp là mộ trong những cơ quan quản lý thi hành án dân sự có chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức đặc thù. Cụ thể:
1, Chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự
Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự, Tổng cục Thi hành án dân sự có chức năng:
– Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự, quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính, các văn bản pháp luật có liên quan.
– Thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
2, Nhiệm vụ của Tổng cục Thi hành án dân sự
Nhiệm vụ của Tổng cục Thi hành án dân sự do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Căn cứ Điều 2 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp, trong phạm vi quyền hạn của mình Tổng cục Thi hành án dân sự có các nhiệm vụ sau:
– Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án dân sự sau khi được phê duyệt, ban hành.
– Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm bản án, quyết định dân sự, hành chính của
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
– Phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện thanh tra về quản lý thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính và xử lý hành vi không chấp hành án theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
3, Cơ cấu tổ chức
Điều 3 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg quy định cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân bao gồm:
– Văn phòng.
>>> Luật sư
– Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, phá sản, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1).
– Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự, hành chính và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2).
– Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
– Vụ Tổ chức cán bộ.
– Vụ Kế hoạch – Tài chính.
– Trung tâm Dữ liệu, Thông tin và Thống kê thi hành án dân sự.
Tổng cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.