Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là gì? Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan Tiếng Anh là gì? Cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan? Quy định về hình phạt đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan?
Với sự phát triển nhanh chóng của nền công nghệ hiện đại, thật không khó để bắt gặp những hành vi xâm phạm quyền tác giả với những thủ đoạn và cách thức ngày càng tinh vi. Công tác điều tra, xử lý tội phạm về xâm phạm quyền tác giả của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vì thế ít nhiều gặp cũng những khó khăn. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức pháp luật về tội phạm xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
1. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là hành vi của người không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện việc sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình hoặc phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
Theo Điều 4
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm:
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản:
Quyền nhân thân gồm các quyền: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử dụng; công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản bao gồm các quyền: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vụ tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
Tội phạm về xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 225
Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
2. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan Tiếng Anh là gì?
Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan Tiếng Anh là: “Infringement of copyrights and relevant rights”.
3. Cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
Khách thể của tội phạm:
Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật bảo hộ.
Pháp luật bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả được quy định tại
Mặt khách quan của tội phạm:
Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện bằng các hành vi sau:
Có hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình là hành vi nhân bản (sao chép) toàn bộ hoặc một phần tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình (như in ấn thành sách, photocopy, ghi băng các tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình) mà không xin phép hay xin phép nhưng chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan chưa đồng ý.
Có hành vi phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình là hành vi kinh doanh (bán, cho thuê,…) các bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình trên thị trường hoặc bằng hình thức khuyến mại (khi bán các hàng hóa khác) bằng các bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình mà không xin phép hay xin phép nhưng chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan chưa đồng ý.
Các hành vi trên cấu thành tội phạm nếu vi phạm với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Chủ thể của tội phạm:
Là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm của tội xâm phạm quyền tác giả thực hiện hành vi với lỗi cố ý
4. Quy định về hình phạt đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan:
Điều 225 quy định 03 khung hình phạt đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Khung 1: Người phạm tội theo quy định tại khoản 1 thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khung 2: Người phạm tội theo quy định tại khoản 2 thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khung 3: Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội theo quy định tại khoản 4 Điều 225
+ Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này;
Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại: pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Đối với những trường hợp xâm phạm quyền tác giả nhưng chưa đủ cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể vi phạm pháp luật về xâm phạm quyền tác giả có thể sẽ chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, cụ thể:
– Trách nhiệm Dân sự
Theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005, chủ sở hữu có thể khởi kiện yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
Buộc xin lỗi, cải chính công khai
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự
Buộc bồi thường thiệt hại.
Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra gồm thiệt hai về vật chất và tinh thần;
Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
– Trách nhiệm hành chính
Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính quyền tác giả, quyền liên quan quy định Cá nhân/tổ chức có hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm có thể bị xử phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả và đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Ngoài ra còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như:
Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm.