Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở là gì? Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở? Dấu hiệu pháp lý của Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở? Hình phạt đối với Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở?
Hiến pháp 2013 đã quy định về quyền đối với nhà ở của công dân như sau: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”. Chính vì vậy mà mọi hành vi vi phạm và làm ảnh hưởng đến quyền đối với nhà ở của công dân đều bị xử lý, thậm chí cả xử lý hình sự. Bài viết này tìm hiểu về tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở cũng như quy định của Bộ luật hình sự về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
–
1. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở là gì?
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích sử dụng là để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình.
Phân loại theo mục đích sử dụng thì nhà ở bao gồm: nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội. Cụ thể:
– Nhà ở riêng lẻ (gồm: biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) là nhà ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được xây dựng trên đất được ghi nhận có mục đích sử dụng là đất ở (đất thổ cư).
– Nhà chung cư là nhà ở có cả phần sở hữu riêng và chung, có nhiều hơn một tầng, nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang và hệ thống hạ tầng sử dụng chung cho các hộ dân cư. Chung cư được chia làm hai loại dựa vào mục đích sử dụng là để ở và sử dụng hỗn hợp cả để ở với kinh doanh.
– Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng nhằm các mục đích: cho thuê, cho thuê mua hoặc bán theo cơ chế thị trường.
– Nhà ở công vụ là nhà ở chỉ dành cho các đối tượng thuộc danh sách đang làm việc hay thực hiện công việc, đảm nhiệm chức vụ mà nhà nước giao cho được ưu tiên thuê để ở.
– Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở do Nhà nước hỗ trợ tái định cư cho các cá nhân, hộ gia đình khi bị thu hồi giải phóng mặt bằng.
– Nhà ở xã hội là nhà ở mà Nhà nước dành cho các trường hợp thuộc chính sách hỗ trợ (ví dụ như: người có công với cách mạng, gia đình hộ nghèo, cận nghèo,…).
Hiện nay, nội dung quản lý, sử dụng nhà ở được quy tại Điều 74
– Lập, lưu trữ và quản lý hồ sơ về nhà ở.
– Bảo hiểm nhà ở.
– Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.
– Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
– Bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở.
Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước về nhà ở bằng hành vi chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép.
2. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở tiếng Anh là gì?
Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở trong tiếng Anh là “Offences against regulations of law on housing management”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở được quy định tại Điều 343 Bộ luật hình sự như sau:
“Điều 343. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
1. Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
4. Dấu hiệu pháp lý của Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
4.1. Khách thể của tội phạm
Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở xâm phạm trật tự quản lý của nhà nước về nhà ở.
4.2. Mặt khách quan của tội phạm
Chiếm dụng chỗ ở là chiếm lấy và sử dụng chỗ ở trái pháp luật. Chiếm dụng chỗ ở bao gồm cả chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật, lấn chiếm để sử dụng không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác đối với nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức.
Xây dựng nhà trái phép là hành vi xây dựng nhà ở trên đất không phải là đất ở; xây dựng nhà ở không đúng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích đối với từng loại nhà ở mà Nhà nước có quy định về tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở. Xây dựng nhà ở trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng nhà ở lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; nhà ở trong khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống. Xây dựng nhà ở không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng nhà ở không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
Hành vi chiếm dụng chỗ ở trái phép, xây dựng nhà trái phép chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở nếu trước đó người vi phạm đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Bị coi là đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, hành vi chiếm dụng chỗ ở trái phép hoặc xây dựng nhà trái phép, nhưng trước đó đã bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi chiếm dụng chỗ ở hoặc xây dựng nhà trái phép.
Theo Điều 7
+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành
+ Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
– Bị coi là đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu người đó đã bị Tòa án kết án về tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở, nhưng chưa được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự mà lại thực hiện hành vi chiếm dụng chỗ ở hoặc xây dựng nhà trái phép.
Cần lưu ý, hành vi ép buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ hoặc dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ hoặc tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp không cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở theo Điều 343 Bộ luật hình sự mà cấu thành tội xâm phạm chỗ ở người khác theo Điều 158 Bộ luật hình sự.
4.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở được thực hiện với lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
4.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi theo đòi hỏi của xã hội. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và khả năng kìm chế hành vi đó để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
5. Hình phạt đối với Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
Khung hình phạt tại khoản 1
Người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu.
– Trong đó, cải tạo không giam giữ là hình phạt không bắt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục. Còn hình phạt tù là hình phạt tước quyền tự do của con người, buộc người bị kết án phải cách li khỏi cuộc sống bình thường của xã hội, sống trong môi trường riêng biệt có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ sở giam giữ.
– Trưng mua là biện pháp cưỡng chế buộc phải bán tài sản cho Nhà nước theo thỏa thuận giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản trên cơ sở thời giá thị trường.
Hình phạt bổ sung tại khoản 2
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.