Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Employment of a person under 16 for pornographic purposes) là gì? Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật Hình sự về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm?
Tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em đã quy định rằng: Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục”. Do đó, phòng chống tội phạm tình dục mà nạn nhân mà mục tiêu hàng đầu trong hoạt động phòng chống tội phạm. Tại
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
– Nghị quyết số 06/2019/NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán
Mục lục bài viết
1. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là gì?
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm đến quan hệ xã hội do pháp luật hình sự bảo vệ, người này lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm.
2. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm tiếng Anh là gì?
Tội sử dụng dưới 16 vào mục đích khiêu dâm tiếng Anh là: “Employment of a person under 16 for pornographic purposes”.
3. Quy định của Bộ luật Hình sự về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm như sau:
“Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Có mục đích thương mại;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3.1. Khách thể của tội phạm
Hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm nếu được thực hiện thì sẽ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới “tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, gây khó khăn cho sự phát triển bình thường về tinh thần và thể xác của người được 16 tuổi.”
Khách thể của Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là quyền được bảo vệ sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người dưới 16 tuổi.
Đối tượng tác động của Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là người dưới 16 tuổi.
3.2. Mặt khách quan của tội phạm
Nhóm hành vi thứ nhất là: “lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm”. “Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc” là thủ đoạn để thực hiện hành vi “sử dụng” người dưới 16 tuổi vào việc trình diễn khiêu dâm. Lôi kéo là bằng mọi cách làm cho người khác nghe theo và làm một việc gì đó nhằm mục đích phục vụ cho mục đích cá nhân. Dụ dỗ là cố gắng dùng lời nói hoặc lời hứa hẹn về quyền lợi đề làm cho người khác siêu lòng mà nghe theo và làm một việc gì đó, còn ép buộc là bắt buộc mội người phải làm gì đó trái với ý muốn chủ quan của họ. Hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc đều nhằm trái mục đích làm cho người dưới 16 tuổi phải tham gia vào các buổi trình diễn khiêu dâm. Các buổi trình diễn khiêu dâm có thể là múa khỏa thân, biểu diễn thời trang phản cảm,…
Việc dùng các thủ đoạn để làm cho người dưới 16 tuổi trực tiếp diễn khiêu dâm là khiến cho họ phải biêu diễn, trình diễn công khai trước nhiều người, thực hiện những hành động phản cảm nhằm kích thích sự ham muốn tình dục cho người xem. Hay nhiều quan điểm cho rằng đây chính là sự phô diễn cơ thể của người dưới 16 tuổi theo ý chí của người phạm tội nhằm khêu gợi, kích thích sự ham muốn tình dục từ người xem.
Nhóm hành vi thứ hai đó chính là “Trực tiếp chứng kiến trình diễn khiêu dâm”. Với quy định của Bộ luật Hình sự thì có thể hiểu hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm là lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến trình diễn khiêu dâm: trường hợp này chủ yếu nhấn mạnh vào mục đích khiêu dâm trẻ em thông qua việc dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi phải xem trình diễn khiêu dâm. Người dưới 16 tuổi có thể bị dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc xem trình diễn khiêu dâm thông qua các văn hóa phẩm như tranh, ảnh, phim,… hoặc có thể từ các buổi biểu diễn như biểu diễn thời gian khiêu dâm.
Tại Nghị quyết số 06/2019/NQ- HĐTP hướng dẫn cụ thể như sau:
“4. Trình diễn khiêu dâm quy định tại Khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức.
5. Trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại Khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.
6. Các hình thức biểu hiện trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại Khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự:
a) Trực tiếp trình diễn khiêu dâm trước mặt người dưới 16 tuổi hoặc dụ dỗ người dưới 16 tuổi trực tiếp trình diễn khiêu dâm;
b) Chiếu trực tiếp cảnh trình diễn khiêu dâm có sự tham gia của người dưới 16 tuổi;
c) Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi tự chụp, quay lại cảnh trình diễn khiêu dâm của mình sau đó phát tán;
d) Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi khỏa thân và truyền tải trực tiếp âm thanh, hình ảnh qua internet (livestream);
đ) Trình chiếu các ấn phẩm đồi trụy có sử dụng người dưới 16 tuổi hoặc hình ảnh mô phỏng người dưới 16 tuổi (hoạt hình, nhân vật được tạo ra bằng công nghệ số);
e) Mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người, trừ trường hợp hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết này;
g) Các hình thức biểu hiện khác của trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm.”
(Khoản 4, 5, 6, Điều 3)
3.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội sử dụng người dưới 16 tuổi nhằm mục đích khiêu dâm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 18 tuổi trở lên, tức là người có năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi và có năng lực Điều khiển được hành vi đó phù hợp đòi hỏi của xã hội.
3.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được tính chất của hành vi trước khi thực hiện “lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc” người khác. Lỗi cố ý là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội được thể hiện thông qua
3.5. Các tình tiết tăng nặng
Phạm tội có tổ chức: được hiểu là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng trong việc sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
Phạm tội 02 lần trở lên tại điểm b Khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với 02 người trở lên tức người phạm tội ở cùng một thời điểm phạm tội đã có hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm đối với từ 02 người dưới 16 tuổi trở lên.
Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh. Đối với trường hợp này cần xác định mối quan hệ giữa người phạm tội và người dưới 16 tuổi bị lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm nghĩa vụ đối với bị hại phát sinh từ quan hệ huyết thống như bố mẹ đối với con cái, quan hệ giáo dục như thầy cô đối với học sinh,… Tuy nhiên cần lưu ý đối với trường hợp được quy định Khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 06/2019/NQ- HĐTP về trường hợp loại trừ xử lý hình sự như sau: ” Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người làm công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người vì mục đích giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế.” Đối với các trường hợp như trên, thì không xử lý hình sự.
Có mục đích thương mại được hiểu là một người đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức nhằm thu lợi nhuận (như tiền, lợi ích vật chất hoặc các hình thức thanh toán khác) từ hoạt động khiêu dâm của người dưới 16 tuổi sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng.
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% tức có tổn thương cơ thể, trên các cơ quan, bộ phận của cơ thể nạn nhân mà kết quả giám định bị tổn thương từ 31% đến 60%.
Tái phạm nguy hiểm. Tuân theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên: Gây rối loạn tâm thần là việc tạo ra tình trạng lộn xộn về tâm trí và tinh thần; gây rối loại hành vi là việc tạo ra tình trạng lộn xộn về cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của nạn nhân hoặc kết quản giám định tổn thương từ 61%.
Làm nạn nhân tự sát.
3.6. Hình phạt
Hình phạt cơ bản tại Khoản 1 Điều 147 đó chính là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hình phạt tăng nặng tại Khoản 2 Điều 147 là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Hình phạt tăng nặng tại Khoản 3 Điều 147 là phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Hình phạt bổ sung đó chính là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 4 Điều 147)