Quy định về tội chiếm đoạt chất ma túy là gì? Tội chiếm đoạt chất ma túy tiếng Anh là gì? Các yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy?
Chiếm đoạt là một động từ mang tính chất đe hèn khi tham gia vào một hoạt động cụ thể. Trong
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
1. Tội chiếm đoạt chất ma túy là gì?
Tội chiếm đoạt ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội do bất kỳ người nào đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực trách nhiệm hình sự có hành vi chiếm đoạt( trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt) chất ma túy của người khác thuộc những quy định tại Điều 252, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tội chiếm đoạt ma túy được quy định cụ thể tại Điều 252, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
1. Người nào chiếm đoạt chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 250 và 251 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
g) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
h) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;
o) Tái phạm nguy hiểm.
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
+ Phạm tội có tổ chức: thể hiện sự liên kết chặt chẽ của những người phạm tội có kế hoạch, quy mô lớn.
+Phạm tội nhiều lần: Nghĩa là phải có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên. Mỗi lần phạm tội phải có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm mà các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thòi hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: người phạm tội đã dựa vào chức vụ, quyền hạn mà mình được đảm nhiệm dùng làm phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: người phạm tội đã sử dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước, tổ chức nơi họ làm việc hoặc công tác để thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: nhân viên của tổ chức y tế đã sử dụng danh nghĩa của tổ chức này để sản xuất trái phép chất ma túy).
+ Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật Hình sự, người tái phạm, tái phạm nguy hiểm không chỉ thực hiện hành vi phạm tội mà còn đã từng bị kết án và chưa được xóa án tích trước đó.
2. Tội chiếm đoạt chất ma túy tiếng Anh là gì?
Tội chiếm đoạt chất ma túy tiếng Anh là: “Appropriation of narcotic substances”.
3. Các yếu tố cấu thành Tội chiếm đoạt chất ma túy
Khách thể của tội chiếm đoạt chất ma túy: Tội chiếm đoạt chất ma túy xâm phạm trực tiếp đến quy định về quản lý chất ma túy của nhà nước.
Chủ thể của tội chiếm đoạt chất ma túy: Người phạm tội chiếm đoạt chất ma túy có thể là bất kỳ người nào đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Mặt chủ quan của tội chiếm đoạt chất ma túy: Lỗi của hành vi chiếm đoạt chất ma túy là lỗi cố ý. Được hiểu là người phạm tội biết hành vi của mình là vi phạm những quy định của Nhà nước và biết trước hậu quả để lại là vô cùng nghiêm trọng nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.
Mặt khách quan của tội chiếm đoạt chất ma túy: Gồm những hành vi sau đây:
– Đối với tội chiếm đoạt chất ma túy thì mặt khách quan được thể hiện qua các hành vi như: cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo. lạm dụng tín nhiệm…để chiếm đoạt chất ma túy. Đặc điểm của mặt khách quan của tội này là hành vi thực hiện giống như ở các tội xâm phạm sở hữu, nhưng khác về đối tượng chiếm đoạt ở đây là chất ma túy.
– Trường hợp người có hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại cho người khác thì họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với hành vi đã thực hiện theo Điều 251 và họ chỉ phải chịu một hình phạt.
-Hậu quả và mối quan hệ nhân quả của tội chiếm đoạt chất ma túy không phải là một yếu tố bắt buộc. Được hiểu là chỉ cần có những hành vi được uy định tại Điều 252, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cũng đã đủ để người phạm tội chịu trách nhiệm với những hành vi của mình.
Có thể thấy trên đây là các yếu tố cấu thành của tội chiếm đoạt chất ma túy. Ở tội này thì yếu tố hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả không cần phải yếu tố quan trọng, có nghĩa chỉ là cần xuất hiện hành vi thuộc quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì đã có tội phạm.