Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là gì? Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự? Dấu hiệu pháp lý? Hình phạt?
Bảo vệ Tổ quốc có thể nói là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý nhất của mỗi công dân.
Cơ sở pháp lý:
–
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là gì?
- 2 2. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tiếng Anh là gì?
- 3 3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
- 4 4. Dấu hiệu pháp lý của tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ
- 5 5. Hình phạt đối với tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ
1. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi công dân. Nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 4
“1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến trật tự quản lý của nhà nước đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân bằng hành vi ngăn cản, gây khó khăn cho người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc gây khó khăn, cản trở cho người có trách nhiệm trong việc tổ chức, thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, việc gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện.
2. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tiếng Anh là gì?
Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự trong tiếng Anh là “Obstruction of conscription”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 335
“Điều 335. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Người nào cố ý cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc trong thời chiến, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm”.
4. Dấu hiệu pháp lý của tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ
4.1. Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý của nhà nước đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân.
4.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, cản trở việc gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện, nghĩa là bất kỳ hành vi nào ngăn cản, gây khó khăn cho người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc gây khó khăn, cản trở cho người có trách nhiệm trong việc tổ chức, thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, việc gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện.
Hành vi khách quan của tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được thể hiện cụ thể qua tóm tắt nội dung vụ án sau:
4.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
4.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng kìm chế để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ được coi là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự đòi hỏi phải đáp ứng 2 dấu hiệu:
– Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.
– Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người không có năng lực nhận thức đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm. Vì vậy, họ cũng không thể có được năng lực kiềm chế thực hiện hành vi đó. Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự còn có thể là người tuy có năng lực nhận thức, tuy có khả năng đánh giá được tính chất xã hội của hành vi của mình nhưng do bệnh lý không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi đó.
5. Hình phạt đối với tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ
Khung hình phạt tại Khoản 1
Người phạm tội bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Cải tạo không giam giữ là hình phạt không làm tước bỏ hoặc hạn chế các quyền tự do về thân thể, không bắt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
Khung hình phạt tại Khoản 2
Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc trong thời chiến, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội.
Việc xác định người phạm tội có lợi dụng chức vụ, quyền hạn hay không, cũng tương tự như trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn đối với tội làm trái các quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhưng trường hợp này là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nếu so sánh giữa hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự nguy hiểm hơn, vì người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến năm năm, còn hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự chỉ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội trong thời chiến là phạm tội trong Khoảng thời gian đang có chiến tranh ở nước ta.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 88