Nhiệm vụ của tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu là gì? Điều kiện để trở thành thành viên của tổ chuyên gia, tổ thẩm định thầu? Hướng dẫn quy định về tổ chuyên gia trong đấu thầu, tổ thẩm định trong đấu thầu?
Trong các gói thầu thì để đảm bảo được tính công khai, minh bạch và chính xác của gói thầu thực hiện thì việc thành lập tổ chuyên gia và tổ thẩm định là cần thiết. Khi thành lập tổ chuyên gia thì các thành viên của tổ chuyên gia phải đảm bảo các điều kiện nhất định nhằm đảm bảo tính hiệu quả của gói thầu. Cũng tương tự như thành viên tổ chuyên gia, thành viên tổ thẩm định cũng phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Công ty tư vấn Luật Dương Gia dựa trên những căn cứ pháp lý, các luật liên quan đến vấn đề về tổ chuyên gia và tổ thẩm định xin trình bày, phân tích hai nhóm cá nhân trong các tổ này như sau đây:
Tổ chuyên gia được quy định bao gồm các cá nhân có năng lực và kinh nghiệm mà đã được bên mời thầu hay đặt ra đó là đơn vị
Tại Điều 116 của
– Đối với các cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải đảm bảo được điều kiện đáp ứng về chứng chỉ hành nghề trong hoạt động đấu thầu. Trừ cá nhân tham gia tổ chuyên gia được quy định tại khoản 3 và khoản 4 của Điều 116,
– Thành viên tổ chuyên gia được quy định sẽ bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, hành chính, hay thương mại, hay kỹ thuật, hay trong lĩnh vực pháp lý và một số các lĩnh vực có liên quan. Thành viên tổ chuyên gia sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp cũng như tính chất đối với gói thầu đó.
– Nếu cá nhân của tổ chuyên gia không trực tiếp tham gia vào trong công việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ quan tâm thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp,hay phía doanh nghiệp, hay từ phía đơn vị hoạt động
+ Cá nhân đảm bảo có chứng chỉ nghiệp vụ trong đào tạo về lĩnh vực đấu thầu;
+ Cá nhân phải có trình độ chuyên môn có liên quan đến gói thầu hiện tại đang thực hiện;
+ Cá nhân có trình độ, am hiểu về các nội dung tương ứng đối với gói thầu đang thực hiện đó;
+ Cá nhân có tối thiểu ít nhất 03 năm thực hiện công tác tại lĩnh vực liên quan đến nội dung về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật của gói thầu.
– Đối với một số trường hợp đặc biệt nếu yêu cầu phải có ý kiến của các chuyên gia đối với chuyên ngành này thì quy định rằng không bắt buộc các chuyên gia này phải đảm bảo có chứng chỉ hành nghề về đấu thầu như quy định trên.
Từ những quy định trên cho thấy các thành viên tổ chuyên gia không nhất thiết phải có chứng chỉ hành nghề về đấu thầu nhung những cá nhân thành viên tổ chuyên gia phải đáp ứng được các yêu cầu như đối với quy định tại khoản 3 Điều 116 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Tổ chuyên gia được thành lập bởi bên mời thầu hoặc nếu thuê tư vấn đứng ra làm bên mời thầu thì sẽ bên đơn vị tư vấn thành lập. Mỗi thành viên tổ chuyên gia phải đứng ra ký vào cam kết theo mẫu tại Phụ lục 8 tại
Nếu trong quá trình thực hiện dự án của gói thầu nếu xét thấy cần thiết, tổ trưởng tổ chuyên gia sẽ thiết lập và ban hành về quy chế làm việc đối với tổ chuyên gia. Nội dung của quy chế sẽ chủ yếu các nội dung đó là về việc phân công cho từng thành viên những công việc cụ thể đối với từng người, về thời gian tính toán dự kiến trong việc hoàn thành đối với việc đánh giá của hồ sơ dự thầu, quy chế nội quy cũng như cách thức làm việc của tổ chuyên gia đối với gói thầu này, một số nội dung cần thiết quy định bổ sung.
Còn về tổ thẩm định về mặt thành viên tham gia của tổ phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Các thành viên của tổ thẩm định đảm bảo có chứng chỉ đào tạo về hoạt động đấu thầu, hay là chứng chỉ về hành nghề hoạt động đấu thầu theo như quy định hiện hành của pháp luật về hoạt động đấu thầu.
– Các thành viên của tổ thẩm định đảm bảo về trình độ chuyên môn đối với các lĩnh vực liên quan của gói thầu tham gia.
– Các thành viên của tổ thẩm định đặt ra yêu cầu đó là đảm bảo có thời gian ít nhất 03 năm làm công tác, công việc trong lĩnh vực liên quan đến công việc của thành viên tổ thẩm định đang đảm nhiệm do được phân công. Trường hợp nếu gói thầu đó được thành lập dự án tại vùng sâu, hay vùng xa, hay đó là vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì yêu cầu về thời gian công tác đối với thành viên tổ thẩm định đặt ra là 01 năm.
– Các thành viên của tổ thẩm định đảm bảo không trong thời gian hoạt động bị cấm hoạt động đấu thầu theo đúng như quy định của pháp luật.
– Các thành viên của tổ thẩm định phải đảm bảo đáp ứng về trình độ ngoại ngữ đúng với yêu cầu của gói thầu đang thực hiện đáp ứng được gói thầu tổ chức quốc tế.
– Các thành viên của tổ thẩm định đảm bảo có bản cam kết đúng theo như Phụ lục quy định tại
Nếu cá nhân đăng ký tham gia thẩm định hay đặt ra là cha mẹ đẻ, hoặc cha mẹ chồng, hoặc cha mẹ vợ, hoặc chồng, hoặc vợ, hoặc con đẻ, hoặc con nuôi, hoặc con dâu, hoặc con rể, hoặc đặt ra đó là anh chị em ruột của người đó đã tham gia lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu, hay hồ sơ mời thầu hay hồ sơ mời quan tâm thì sẽ không được tiến hành tham gia thẩm định đối với các loại hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu.
Nếu bản thân cá nhân tham gia thẩm định đối với kết quả đánh giá mà cá nhân đó hay đặt ra đó là cha mẹ đẻ, hay đó là cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, hay là chồng cá nhân đó, vợ cá nhân đó, hay con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, con nuôi, hoặc đó là anh chị em ruột của cá nhân tham gia thẩm định đó mà đã tiến hành trong quy trình tham gia đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, đánh giá hồ sơ quan tâm, đánh giá hồ sơ đề xuất, đánh giá hồ sơ dự thầu, thì sẽ không được tham gia tiến hành thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hay kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật xây dựng, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hoặc đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu đang thực hiện.