Thuốc bảo vệ thực vật hiện nay rất đa dạng, nhiều sản phẩm và mẫu mã khác nhau, so với các biện pháp thủ công thì thuốc bảo vệ thực vật mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, trước khi đưa ra thị trường sản phẩm này cần phải có sự khảo nghiệm nhằm đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.
Mục lục bài viết
1. Quy định về tổ chức khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật:
Hiện nay thì vấn đề tổ chức khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được quy định cụ thể tại thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, có thể chia thành nhiều trường hợp như sau:
Thứ nhất, quá trình tổ chức để khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng hoặc thay đổi liều lượng sử dụng của thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi cách sử dụng hoặc các dạng thành phẩm cũng như thay đổi hàm lượng hoạt chất, bao gồm 04 khảo nghiệm trên diện rộng cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp cây trồng hoặc sinh vật gây hại có tại 02 vùng sản xuất (đó là vùng sản xuất phía Bắc và vùng phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm được tiến hành tại 02 địa điểm (tuy nhiên mỗi địa điểm phải được tiến hành tại một tỉnh thành phố khác nhau) hoặc 02 quận huyện (áp dụng trong trường hợp cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại một tỉnh thành phố của một vùng sản xuất nhất định);
– Đối với trường hợp cây trồng hoặc các sinh vật gây hại chỉ có tại một vùng hoặc một tỉnh thành phố nhất định thì quá trình tiến hành khảo nghiệm sẽ được thực hiện tại bốn địa điểm của vùng đó (mỗi địa điểm sẽ được thực hiện tại 01 tỉnh có một vùng nhất định) hoặc được tiến hành tại 04 địa điểm của tỉnh (tại ít nhất 02 quận huyện của tỉnh đó).
Thứ hai, tổ chức khám nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc bảo vệ thực vật hóa học hoặc thuốc bảo vệ thực vật sinh học có chứa hoạt chất pyrethrins, rotenone, nhóm avermectin đã đăng ký chính thức phù hợp với quy định của pháp luật, bổ sung tên thương phẩm bao gồm 08 loại khảo nghiệm trên diện hẹn và 02 loại khảo nghiệm trên diện rộng. Nếu như cây trồng hoặc sinh vật gây hại mà chỉ tồn tại ở một vùng sản xuất thì số khẩu hiệu sẽ bao gồm 06 khảo nghiệm trên diện hẹp và 02 khảo nghiệm trên diện rộng, cụ thể như sau:
Khảo nghiệm trên diện hẹp | Khảo nghiệm trên diện rộng |
– Đối với trường hợp cây trồng hoặc các sinh vật gây hại mà tồn tại ở hai vùng sản xuất (đó là vùng sản xuất phía Nam và vùng sản xuất phía Bắc) thì mỗi vùng khảo nghiệm sẽ phải được tiến hành tại 04 địa điểm (04 địa điểm này phải khắc tỉnh thành phố), đối với trường hợp không đủ 04 tỉnh sản xuất tại thì mỗi vùng tiến hành khảo nghiệm sẽ phải được thực hiện tại 04 địa điểm (và mỗi địa điểm sẽ được tiến hành tại 01 quận huyện khác nhau của vùng đó); – Đối với cây trồng họ sinh vật gây hại có tại một vùng sản xuất thì sẽ tiến hành tổ chức khảo nghiệm tại 06 địa điểm, và mỗi địa điểm sẽ được tổ chức tại 01 tỉnh hoặc một quận huyện trong vùng sản xuất đó; – Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại mà chỉ tồn tại ở 01 tỉnh sản xuất nhất định thì sẽ tiến hành tổ chức khảo nghiệm tại 06 địa điểm của ít nhất 03 quận huyện trong tỉnh thành phố đó; – Đối với trường hợp thuốc trừ cỏ trên lúa thì phải được tiến hành khảo nghiệm trong 02 vụ khác nhau.
| – Đối với trường hợp cây trồng và sinh vật gây hại tồn tại ở 02 vùng sản xuất (là vùng sản xuất phía Bắc và vùng sản xuất phía Nam) thì mỗi vùng sẽ được tổ chức khảo nghiệm tại 01 địa điểm khác nhau; – Đối với trường hợp cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ tồn tại ở một vùng sản xuất nhất định thì sẽ tiến hành khảo nghiệm tại 02 địa điểm của một vùng sản xuất đó (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng sản xuất) hoặc 02 địa điểm của tỉnh (trong đó mỗi địa điểm sẽ được tiến hành tại 01 quận huyện nếu sinh vật gây hại chỉ có ở một tỉnh duy nhất).
|
Thứ ba, tiến hành tổ chức khảo nghiệm xác định thời gian cách ly đối với một hoạt chất trên một đối tượng cây trồng nhất định sẽ bao gồm 04 quá trình khảo nghiệm diện rộng, cụ thể như sau:
– Đối với cây trồng có nhiều vụ/năm tại 02 vùng sản xuất (đó là vùng sản xuất phía Bắc và và vùng sản xuất phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh, mỗi tỉnh 01 vụ hoặc mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó, mỗi huyện 01 vụ);
– Đối với trường hợp cây trồng có nhiều vụ/năm tại 01 vùng sản xuất thì sẽ tiến hành tổ chức khảo nghiệm tại 04 địa điểm (02 địa điểm/vụ và mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc 01 huyện của vùng đó);
– Đối với trường hợp cây trồng chỉ có 01 vụ/năm, tại 02 vùng sản xuất (vùng sản xuất phía Bắc và vùng sản xuất phía Nam), thì sẽ tiến hành tổ chức khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó);
– Đối với trường hợp cây trồng chỉ có 01 vụ/năm và chỉ có tại 01 vùng sản xuất, thì sẽ tiến hành tổ chức khảo nghiệm tại 04 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 04 địa điểm của tỉnh (tại ít nhất 02 huyện).
2. Nguyên tắc thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật:
Căn cứ theo Thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thì việc tổ chức khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được tiến hành dựa trên các nguyên tắc sau:
– Chỉ được phép tiến hành khi có giấy phép khảo nghiệm được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký vào danh mục gồm khảo nghiệm hiệu lực sinh học và khảo nghiệm xác định thời gian cách ly theo quy định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
– Căn cứ thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn cơ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Bảo vệ thực vật;
– Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký vào danh mục phải do các tổ chức đủ điều kiện quy định tại Thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
– Tổ chức khảo nghiệm trên diện hẹp trước khi khảo nghiệm trên diện rộng.
3. Hồ sơ công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật:
Theo quy định tại Thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thì hồ sơ công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu do pháp luật quy định, kèm theo Thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
– Bản sao có công chứng (kèm bản gốc để đối chiếu) quyết định thành lập hoặc quyết định quy định về nhiệm vụ trong lĩnh vực khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
– Bản sao có công chứng (kèm bản gốc để đối chiếu) bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật, giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Bản thuyết minh về điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu do pháp luật quy định, ban hành kèm thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
4. Nội dung tập huấn khảo nghiệm bảo vệ thực vật:
Căn cứ theo quy định tại thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, có ghi nhận về nội dung tập huấn khảo nghiệm bảo vệ thực vật bao gồm:
– Các quy định của pháp luật hiện hành về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
– An toàn trong bảo quản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
– Quy trình khảo nghiệm hiệu lực sinh học và khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật;
– Xử lý số liệu, lưu giữ số liệu, báo cáo kết quả khảo nghiệm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2018;
– Thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.